--> -->
Dòng sự kiện:

Sa Pa - từ du lịch văn hoá đến văn hoá du lịch

13/12/2020 11:29

Chia sẻ
Khai thác hiệu quả thế mạnh nguồn tài nguyên văn hóa bản địa, Sa Pa (Lào Cai) dần khẳng định vị trí số 1 về điểm du lịch văn hóa trên cả nước. Tuy nhiên, dù thành công với việc phát triển du lịch văn hóa, song liệu Sa Pa đã xây dựng được văn hóa du lịch riêng hay chưa?
Dạo một vòng Sa Pa, khám phá thiên đường ẩm thực Tây Bắc Không phải Đà Lạt, Sa Pa mới có “Thung lũng hoa hồng lớn nhất Việt Nam” Ngắm xứ sở pha lê đẹp ngất ngây tại Sun World Fansipan Legend

Thành công khi tích hợp nét văn hóa bản địa vào du lịch

Với chủ trương làm du lịch lấy gốc rễ từ văn hóa bản địa, Sa Pa từ lâu đã vượt qua nhiều địa phương về hiệu quả trong việc khai thác du lịch từ văn hóa, trở thành điểm đến du lịch văn hoá hàng đầu khu vực phía Bắc.

Sa Pa - từ du lịch văn hoá đến văn hoá du lịch
Quần thế tâm linh trên đỉnh Fansipan

Liên tiếp trong hai năm 2019 và 2020, khu du lịch Sun World Fansipan Legend tại Sa Pa của Tập đoàn Sun Group đã vinh dự được World Travel Awards trao tặng danh hiệu “Điểm du lịch văn hóa hàng đầu thế giới”. Điều khiến khu du lịch này được vinh danh, là bởi Sun World Fansipan Legend đã nhanh chóng khẳng định vị thế của một điểm đến khai thác thành công yếu tố văn hóa bản địa ở Lào Cai nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung hiện nay.

Ở Sun World Fansipan Legend, văn hóa đã được biến thành những “đặc sản” du lịch hấp dẫn du khách. Đến với khu du lịch vào thời điểm nào trong năm, du khách cũng sẽ được hòa mình vào các sự kiện, lễ hội mang đậm dấu ấn, hồn cốt văn hoá vùng cao, từ những tiết mục nghệ thuật thổi khèn, múa xòe đặc trưng của trai làng, gái bản đến những trò chơi dân gian truyền thống như ném còn, nhảy sạp, những tập tục truyền thống của người dân tộc được tái hiện như tục bắt vợ, đám cưới người Dao hay phiên chợ vùng cao với những đặc sản trứ danh của vùng đất Tây Bắc …

Sa Pa - từ du lịch văn hoá đến văn hoá du lịch
Chương trình nghệ thuật “Vũ điệu trên mây” (2019)

Không chỉ có các lễ hội với những hoạt động dân gian truyền thống, Sun World Fansipan Legend còn tạo dấu ấn mạnh mẽ với show nghệ thuật “Vũ điệu trên mây” (2019), kết hợp khéo léo những chất liệu tinh túy của văn hóa Tây Bắc với yếu tố tâm linh huyền hoặc.

Ba năm gần đây, giải đua ngựa “Vó ngựa trên mây” được tổ chức trong khuôn viên khu du lịch, với nhiều hoạt động bên lề đặc sắc, đã mang tới cho khán giả những trải nghiệm văn hóa Tây Bắc thú vị chưa từng có.

Không ngoa khi nói rằng những sản phẩm, dịch vụ mang màu sắc văn hóa bản địa ở Sun World Fansipan Legend đã góp phần tạo nên nét khác biệt và trở thành một nhân tố quan trọng thu hút ngày càng đông khách du lịch đến với “thành phố trong mây” này. Năm 2019, lượng khách đến với Sa Pa là hơn 3,2 triệu lượt, tăng hơn 2,2 triệu lượt so với năm 2015 –thời điểm chưa có khu du lịch trên đỉnh Fansipan, chiếm hơn 60% tổng lượng khách của toàn tỉnh.

Dần định hình văn hóa du lịch cho Sa Pa

Khai thác thành công thế mạnh du lịch văn hóa, nhưng liệu Sa Pa đã xây dựng được cho mình văn hóa du lịch hay chưa?

Theo các chuyên gia du lịch, văn hoá du lịch được xây dựng, tích lũy và sáng tạo trong hoạt động du lịch bởi bốn chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch: khách du lịch, doanh nghiệp du lịch, chính quyền các cấp, và cộng đồng dân cư nơi diễn ra hoạt động du lịch. Muốn phát triển bền vững và định hình thương hiệu riêng, một điểm đến nhất định phải quan tâm đến văn hóa du lịch.

Tại Việt Nam, Đà Nẵng dường như là điểm đến tiên phong trong việc gây dựng thành công văn hóa du lịch. Bên cạnh những sản phẩm, dịch vụ chất lượng và đẳng cấp, Đà Nẵng còn gây ấn tượng trong lòng du khách trong và ngoài nước bởi chất lượng dịch vụ du lịch chuyên nghiệp, văn minh, tốt bậc nhất cả nước nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, sự ủng hộ của người dân và đặc biệt là sự đầu tư có tâm, có tầm của các doanh nghiệp du lịch lớn.

So với Đà Nẵng, Sa Pa có thế mạnh hơn về nguồn tài nguyên văn hóa phong phú, đa dạng để phát triển du lịch. Tuy nhiên, để tạo dựng một văn hóa du lịch riêng và thành công cho Sa Pa, chưa thể làm trong một sớm, một chiều.

Sa Pa - từ du lịch văn hoá đến văn hoá du lịch
Khách sạn 5 sao Hotel De la Coupole, Sa Pa

Dăm năm trước, du khách nhiều người sợ trở lại Sa Pa vì cảnh chèo kéo, đeo bám du khách. Nhưng từ khi du lịch được đầu tư bài bản, bà con có công ăn việc làm ổn định ở những khu du lịch như Sun World Fansipan Legend, những khách sạn đẳng cấp như Hotel De la Coupole, Silk Path…, cái cảnh khách bị tứ phía bủa vây bởi các em nhỏ, người già, phụ nữ bán hàng rong đã bớt đi rất nhiều. Không thể phủ nhận, những khu du lịch hay khách sạn, với rất nhiều lao động là người bản địa, đã góp phần nào cải thiện đời sống của người dân nơi đây và dần định hình một cách làm du lịch văn minh cho Sa Pa.

Chẳng hạn, ở Sun World Fansipan Legend, nơi có tới 60% người dân tộc thiểu số đang làm việc, cách làm du lịch văn minh đang được thiết lập từ việc xây dựng văn hóa xin chào đối với toàn bộ cán bộ nhân viên, tổ chức những ngày xanh Fansipan để cán bộ nhân viên cùng nhau làm sạch môi trường quanh khu du lịch, đu dây nhặt rác ở quanh đỉnh Fansipan; xây dựng tủ đồ thất lạc để du khách có thể tìm thấy những món đồ bỏ quên...

Sa Pa - từ du lịch văn hoá đến văn hoá du lịch
60% nhân viên đang làm việc tại khu du lịch Sun World Fansipan Legend là người dân tộc thiểu số

Và điều quan trọng hơn cả là những giá trị văn hóa bản địa Tây Bắc đã và đang được gìn giữ và phát huy một cách sống động và hấp dẫn, biến chúng trở thành những “đặc sản” du lịch không thể thiếu của Sa Pa.

“Là một người quan sát và rất yêu Sa Pa, tôi nghĩ rằng trong quá trình hình thành một nền văn hoá du lịch, Sa Pa rất cần giữ cái gốc văn hoá của mình. Việc được nhìn thấy một cô gái người Mông phục vụ những dịch vụ đơn giản như bưng chén trà, nhoẻn miệng cười với du khách, điều đó là vô giá. Tôi cũng đã thấy một số nơi đã có dấu ấn đấy, như trên Sun World Fansipan Legend chẳng hạn. Khi người dân tộc nhoẻn miệng cười với tôi, tôi thấy ấm áp lắm. Nhà đầu tư Sun Group đã rất cầu kỳ khi đưa người dân tộc vào đó làm việc, mặc đồng phục đấy nhưng vẫn nụ cười người Mông”- Tiến sĩ Trịnh Lê Anh – Phó Chủ nhiệm Khoa Du lịch (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội) chia sẻ.

Để có được vị thế của một điểm đến tầm cỡ quốc tế và có văn hóa du lịch chuyên nghiệp, Sa Pa vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Nhưng với những thành công bước đầu trong việc phát triển du lịch văn hóa và đang xây từng “viên gạch” cho một nền văn hóa du lịch giàu bản sắc, tin rằng, đích đến thành công của Sa Pa không xa.

PV

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm