--> -->
Dòng sự kiện:

Sao Việt viết tự truyện: Khi “gậy ông đập lưng ông”...

23/03/2018 16:12

Chia sẻ
Trong những năm vừa qua, tự truyện của giới nghệ sỹ đang dần trở thành một trào lưu. Người thì viết tự truyện chỉ để giãi bày tâm sự, người thì để đánh bóng tên tuổi. Không ít cuốn sách đã trở thành hiện tượng xuất bản, nhưng không ít nghệ sỹ đã rơi vào tâm điểm tiêu cực của dư luận. Không ít nghệ sỹ đã phải dở khóc dở cười khi rơi vào tình huống “gậy ông đập lưng ông” khi quyết định “khơi lại quá khứ” trong những cuốn tự truyện.
khi gay ong dap lung ong Nghệ sĩ với xu hướng viết tự truyện: Con dao hai lưỡi
khi gay ong dap lung ong Ca sĩ Thanh Thảo làm liveshow 20 năm ca hát: Sẽ như một cuốn tự truyện
khi gay ong dap lung ong "Cô gái đến từ hôm qua" bước ra từ truyện của Nguyễn Nhật Ánh

Bài học nhãn tiền

Vừa qua, nữ diễn viên Hoàng Thùy Linh tổ chức một cuộc họp báo đình đám ra mắt cuốn tự truyện “Vàng Anh và Phượng Hoàng” nhân kỷ niệm 10 năm hoạt động nghệ thuật. Nhiều người cho rằng đó là một quyết định táo bạo khi “Vàng Anh” dám khơi lại chuyện quá khứ.

Tự truyện của Hoàng Thùy Linh không ngần ngại kể về những sai lầm từng trải qua, đặc biệt là thời điểm đoạn clip nhạy cảm phát tán. Hoàng Thùy Linh chia sẻ mình như “chết thêm một lần nữa” khi viết cuốn tự truyện, “dù đã lên kế hoạch cho dự án, nhưng để nhớ lại và kể ra, là không hề dễ dàng”.

khi gay ong dap lung ong
Bìa cuốn sách Vàng Anh và Phượng Hoàng mới ra mắt của ca sỹ Hoàng Thùy Linh.

Còn nhớ trước đây, khi nghệ sỹ Lê Vân, sau nhiều năm ở ẩn đã tung ra cuốn tự truyện “Lê Vân yêu và sống” khiến chị bỗng chốc được quan tâm chẳng kém thời hoàng kim trong nghệ thuật. Có thể chị không cần điều đó mà chỉ cần bộc bạch, giãi bày. Song cái giá phải trả là những tiết lộ về người thân đã khiến những người sống bên chị đau đớn.

Thời gian qua đi, mọi thứ dần rơi vào quên lãng để nhường bước cho những sự kiện nóng hổi hơn, ồn ào hơn. Khi đó việc được mất của cuốn tự truyện mới được nhìn nhận thấu đáo. Có thể, chị đã tìm được sự thanh thản khi giãi bày những câu chuyện của đời mình, nhưng liệu vì thế mà người khác được thanh thản?.

PGS.TS, nhà phê bình văn học, nhà văn Cao Thị Hồng: "Trào lưu viết tự truyện để đánh bóng bản thân đã và đang là hiện tượng xã hội cần được lưu tâm. Đã có một số tự truyện do tác giả xử lý nghệ thuật quá kém nên sa vào kể lể quá khứ sai lầm của bản thân, nhiều chi tiết vụn vặt nhảm nhí, dung tục, phi văn hóa, chỉ kích thích tò mò và thỏa mãn thị hiếu đọc tầm thường của một số người, không mang lại giá trị thẩm mỹ.

Theo tôi, đây là những tự truyện cần được bạn đọc loại bỏ khi lựa chọn sách để đọc. Và cũng cần nói thêm với những ai đang muốn viết tự truyện theo “trào lưu đánh bóng bản thân”: Hãy thận trọng bởi có thể chính bạn lại là người hạ thấp, bôi nhọ danh dự của mình, “vạch áo cho người xem lưng” và “mất điểm” trong cái nhìn của bạn đọc".

Tiếp theo Lê Vân, cuốn tự truyện của diễn viên Thương Tín đã gây “bão” dư luận. Tên tuổi ông đột nhiên “hot” trở lại giống như thời ông vẫn ở trên đỉnh cao nghiệp diễn. Nhưng tiếng tăm trở lại không phải nhờ những vai diễn để đời mà nhờ những sự kiện gây tranh cãi dữ dội trong cuốn tự truyện.

Người đọc bị cuốn hút bởi cuộc đời đầy biến động của chàng diễn viên nổi tiếng, từ chuyện bị cưỡng bức, những mối tình éo le, phức tạp... Và những chỉ trích, đàm tiếu cũng từ đó mà ra. Mặc dù Thương Tín nói rằng, cuốn tự truyện giống như một lời sám hối nhưng liệu mấy người tin vào điều đó khi mà xuyên suốt cuốn sách, ấn tượng chỉ là những cuộc vui có hơi hướng xác thịt, những thông tin rất hợp gu với thị hiếu tò mò của đa phần độc giả hiện nay.

Có khoảng gần 20 bóng hồng xuất hiện trong tập hồi ký của Thương Tín. Những trang sách không có dòng nào nói đến sự nghiệp, mà chỉ phơi bày những sự thật trần trụi về tình trường của một người trong showbiz. Để rồi khi đã bước vào tuổi xế chiều, Thương Tín đã phải hối hận: “Tôi đã bán chuyện đời tư của tôi với cái giá quá rẻ. Nếu biết trước sự việc sẽ diễn ra như thế này, tôi thà im lặng và mang theo những bí mật đó cho đến ngày cuối đời…”.

Những bài học “nhãn tiền” này, không phải nghệ sỹ nào cũng nhìn nhận ra. Khi thấy những nghệ sỹ trẻ lên báo chia sẻ về việc ấp ủ ra mắt tự truyện, không ít người lo lắng tự hỏi, tại sao họ không để quá khứ ngủ yên? Có cần thiết phải khơi lại nỗi đau cũ? Phải chăng họ sẵn sàng bán quá khứ với bất cứ giá nào?.

Khó hướng tới văn chương đích thực

Bên cạnh những nghệ sỹ nhận không ít chỉ trích khi khơi lại quá khứ, nhưng cũng có những nghệ sỹ chọn viết sách một cách tích cực hơn, như một cách lưu lại cảm xúc nhẹ nhàng, chân thật, viết cho chính mình. Hamlet Trương là ca sĩ khá thành công về mặt thương mại khi viết sách.

Hay một ca sĩ thần tượng của nhóm nhạc 365 là Jun cũng bén duyên với công việc viết sách, với các truyện “Có ai giữ giùm những lãng quên”, “Thức dậy, anh vẫn là mơ”… được giới trẻ yêu thích. Hay như Sơn Tùng, cuốn tự truyện “Chạm tới giấc mơ” kể lại thời thơ ấu và niềm đam mê âm nhạc…Việc viết tự truyện phần nào giúp nghệ sĩ đến gần hơn với công chúng, người đọc hiểu được tính cách, những góc khuất, sóng gió người nghệ sĩ đã trải qua, nhưng ranh giới giữa được - mất cũng rất mong manh.

Trao đổi với PV báo Lao động Thủ đô, nhà văn trẻ Ngô Hoàng Anh nêu ý kiến, thứ nhất, nghệ sỹ viết tự truyện để trải lòng, để ghi dấu ấn làm nghề thì không có gì đáng nói. Ở đây, tự truyện như một cách giúp khán thính giả hiểu rõ hơn về con người và cuộc đời họ. Nhưng không ít nghệ sỹ sử dụng tự truyện để hâm nóng lại tên tuổi đã gần “chìm” bằng cách “khai quật” quá khứ lên, thêm nếm những chi tiết “giật giân, gây sốc”, mượn nó như một chiêu trò PR bản thân thì không nên chút nào, nhất là khi quá khứ ấy liên đới những người khác.

Nhiều nghệ sĩ khi rời xa ánh đèn sân khấu, chỉ muốn sống một cuộc sống thầm lặng và hạnh phúc bên gia đình thì những cuốn “tự truyện” kia chẳng khác nào một con quái vật đe dọa sự bình yên của họ. Một cuốn sách được sử dụng như công cụ nổi tiếng nếu chỉ thoả mãn được “cái tôi và bản ngã” của cá nhân này nhưng lại trở thành “lưỡi dao” chĩa vào hàng loạt cá nhân khác, thì có được coi là sản phẩm phản nghệ thuật không?.

khi gay ong dap lung ong
Nhà văn Ngô Hoàng Anh.

Thứ hai, xét về khía cạnh văn học, sách tự truyện, nếu không phải một bậc thầy văn chương viết ra, thường ít có yếu tố văn học khi chỉ kể chuyện khơi khơi những gì diễn ra trong quá khứ. Không phải ai cũng có thể “viết về câu chuyện của mình, mà như câu chuyện của người, viết về câu chuyện của người, lại như thấy cả mình”. Người nghệ sĩ nếu viết tự truyện không khéo, không tinh tế rất có thể “gậy ông đập lưng ông”.

Nghệ sỹ Ái Vân được xem là một trong những nghệ sĩ Việt đầu tiên ra mắt tự truyện và gặt hái được những thành công nhất định. Tự truyện mang tên “Để gió cuốn đi” chỉ đơn thuần kể lại những câu chuyện về cuộc đời nữ nghệ sĩ, với nhiều tình tiết thú vị. Sau khi ra mắt “Để gió cuốn đi” và nhận được nhiều phản hồi tích cực, Ái Vân tiếp tục ra mắt sách tại Mỹ, Pháp, Đức.... Nhiều hãng thông tấn lớn trên thế giới đã phỏng vấn chị về cuốn tự truyện này. Đặc biệt, “Để gió cuốn đi” đã được chuyển thể thành phim.

Nhiều người cho rằng, bản chất của tự truyện là phải tôn trọng sự thật đã xảy ra. Bên cạnh yếu tố trung thực của người kể, còn một yếu tố mà không mấy người chú ý, đó là yếu tố nhân văn. Một tự truyện văn chương đích thực không phải chỉ là câu chuyện về cuộc đời của một cá nhân, tách rời những vấn đề lớn của xã hội, mà phải hướng đến cái chung, đến phạm vi “chúng ta” chứ không riêng về “cái tôi” nào đó. Tiếc thay, đa phần tự truyện của sao Việt hiện nay chưa thể tiệm cận tới yếu tố này.

Bảo Thoa

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm