--> -->
Dòng sự kiện:

Sẽ dạy kỹ năng phòng cháy chữa cháy từ bậc mầm non

23/08/2021 09:57

Chia sẻ
Kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng cháy chữa cháy (PCCC), cứu nạn cứu hộ sẽ được lồng ghép vào các môn học, hoạt động giáo dục chính khóa từ bậc mầm non đến đại học.
Thực hiện mô hình thí điểm “Trường học an toàn phòng cháy, chữa cháy” Vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ

Kỹ năng ứng biến trước sự cố cháy nổ còn hạn chế

Theo số liệu thống kê của Bộ Công an, trung bình mỗi năm xảy ra trên 3.000 vụ cháy, nổ, làm chết và bị thương trên 300 người, gây thiệt hại về tài sản hàng nghìn tỉ đồng.

Nguyên nhân chủ yếu là do người dân thiếu kiến thức, kỹ năng về PCCC và cứu nạn cứu hộ dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Nhiều vụ cháy, nổ, tai nạn, sự cố nạn nhân là đối tượng học sinh, sinh viên.

Tập huấn nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cho học sinh và giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực (Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: NTCC
Tập huấn nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cho học sinh và giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực (Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: NTCC

Theo ông Bùi Văn Linh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên - Bộ GDĐT, trong thời gian qua, Bộ GDĐT đã phối hợp với Bộ Công an tích cực chỉ đạo các nhà trường triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trang bị kiến thức, kỹ năng về PCCC cho học sinh, sinh viên và giáo viên trong các cơ sở giáo dục.

Tuy vậy, hoạt động này trên thực tế vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.

Ông Bùi Văn Linh cho biết, nội dung về PCCC và cứu nạn cứu hộ đã được lồng ghép vào các môn học cụ thể trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, thông qua các môn học như: Đạo đức, Giáo dục công dân, khoa học tự nhiên, xã hội, Giáo dục Quốc phòng, an ninh, Địa lý, Hóa học…

Tương tự trong chương trình giáo dục mầm non cũng đã lồng ghép nội dung về PCCC và cứu nạn cứu hộ.

Tuy nhiên, kiến thức về PCCC và cứu nạn cứu hộ trong chương trình giáo dục phổ thông, kể cả chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông mới có rất ít và đa phần là kiến thức về pháp luật.

Các tiết học lại phân bổ rải rác vào các năm học khác nhau, dẫn đến sự rời rạc kiến thức, khó khăn để hình thành các kỹ năng xử lý sự cố.

Trước thực tế này, Bộ GDĐT đã ban hành dự thảo Thông tư hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho học sinh, sinh viên học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại.

Trang bị kiến thức, kỹ năng từ bậc mầm non

Theo ông Bùi Văn Linh, tại dự thảo Thông tư hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho học sinh, sinh viên có quy định cụ thể về nội dung giáo dục các kiến thức, kỹ năng.

Các nội dung sẽ bảo đảm thống nhất giữa các cấp học và không làm thay đổi quy định khung về chương trình giáo dục chính khóa của các cấp học, trình độ đào tạo.

Bên cạnh đó, hình thức tổ chức trang bị kiến thức kỹ năng về vấn đề này cho học sinh, sinh viên được quy định mang tính mở, không gò ép.

Theo đó, với bậc mầm non, kiến thức này sẽ được lồng ghép thông qua các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, sử dụng phương pháp giáo dục trực quan, minh họa thông qua hoạt động giáo dục phát triển thể chất.

Đối với giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, lồng ghép trong nội dung các bài học của môn học trong chương trình giáo dục chính khóa, thông qua các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, hoạt động giáo dục kỹ năng sống...

Đối với giáo dục đại học, lồng ghép trong các hoạt động ngoại khóa, phối hợp với các đơn vị có chức năng tổ chức hoạt động đào tạo, thực hành, diễn tập phù hợp với nội dung chương trình đào tạo của các nhà trường.

Bên cạnh chương trình chính khóa, học sinh sẽ được học các kiến thức, kỹ năng bổ trợ trong các hoạt động ngoài giờ, được thực hành, diễn tập hình thành các kỹ năng ứng phó với các tình huống nguy hiểm.

Theo Bính Hà/laodong.vn

https://laodong.vn/giao-duc/se-day-ky-nang-phong-chay-chua-chay-tu-bac-mam-non-944880.ldo

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm