
Số hóa truy xuất nguồn gốc góp phần định danh nông sản Việt
28/02/2023 13:41
Giám sát truy xuất nguồn gốc hàng hoá: Tăng độ an toàn, thêm niềm tin Xuất khẩu nông sản: Cần đưa công nghệ truy xuất nguồn gốc vào từng khâu |
Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Nguyễn Ngọc Thạch, Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam cho biết, hiện nay, nông sản Việt Nam đã có mặt ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, điều đó cho thấy uy tín và vị thế ngày càng cao của nông sản Việt trên thị trường quốc tế; giúp kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2022 đạt trên 53,22 tỷ USD.
Tuy nhiên, thành tựu luôn song hành với thách thức khi thị trường quốc tế ngày càng khắt khe với các sản phẩm nhập khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, là việc nông sản cần đảm bảo yêu cầu, quy định đưa ra từ phía nước nhập khẩu, trong đó, có vấn đề thực hiện truy xuất nguồn gốc.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) không ngừng nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số để xây dựng một nền nông nghiệp minh bạch, tích hợp đa giá trị, hướng tới xóa bỏ một nền nông nghiệp “mù mờ” từ người mua, người bán đến cơ quan quản lý, “mù mờ” từ thị trường, chất lượng đến xuất xứ, nguồn gốc…
![]() |
Ông Nguyễn Ngọc Thạch, Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam phát biểu khai mạc diễn đàn. (Ảnh chụp màn hình diễn đàn trực tuyến). |
Điều này cũng góp phần định danh nông sản Việt, xây dựng lòng tin, khẳng định thương hiệu về chất lượng của nông sản Việt trên thị trường nội địa và quốc tế, cũng như những lợi ích kinh tế mang lại cho người nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Đồng thời, từng bước hiện thực hóa cam kết của Việt Nam xây dựng nền nông nghiệp “minh bạch - trách nhiệm - bền vững”.
Ông Thạch cũng cho rằng, việc đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và minh bạch nguồn gốc xuất xứ thực phẩm cho người tiêu dùng là việc của mỗi người, của cả cộng đồng cùng chung tay nhằm thay đổi tư duy sản xuất, không chỉ là trách nhiệm của người sản xuất, người nông dân, Hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp, địa phương hay chỉ là trách nhiệm của cơ quan nhà nước. Trong đó, việc số hóa, khoa học công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam kỳ vọng với sự tham gia có trách nhiệm của các nhà quản lý, cộng đồng doanh nghiệp, HTX, chuyên gia, Diễn đàn Kết nối sản nông sản 970 “Thúc đẩy số hóa trong truy xuất nguồn gốc nông sản - thực phẩm” sẽ tạo cơ hội cho các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản - thực phẩm và cơ quan quản lý nhà nước trao đổi, nắm bắt các cơ hội và thách thức trong áp dụng truy xuất nguồn gốc và quản lý chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của các thị trường.
Từ đó, các cơ quan nhà nước có thể đưa ra các quy định, hướng dẫn và các giải pháp hỗ trợ cũng như các chế tài nhằm đảm bảo tính tuân thủ các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc và chất lượng sản phẩm phù hợp hơn. Đồng thời, các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất được cập nhật các thông tin liên quan về các quy định, thể chế, chính sách hỗ trợ mới nhất về truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, mã số đóng gói trong lĩnh vực sản xuất và chế biến nông sản - thực phẩm...
![]() |
Toàn cảnh Diễn đàn “Thúc đẩy số hóa trong truy xuất nguồn gốc nông sản - thực phẩm”. |
“Việc đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và minh bạch nguồn gốc xuất xứ không chỉ phục vụ cho việc xuất khẩu mà trước hết chính vì sức khỏe của 100 triệu người dân Việt Nam” - ông Thạch nhấn mạnh.
Chia sẻ tại diễn đàn, ông Howard Hall, Cố vấn cao cấp ACIAR cho biết, trong hơn 30 năm hoạt động tại Việt Nam, ACIAR luôn hướng đến hỗ trợ cộng đồng nông dân tiếp cận các thông tin liên quan đến thị trường hay thị hiếu người tiêu dùng,… trên nhiều lĩnh vực như: thực phẩm, rau an toàn, cà phê,… Khẳng định vai trò của việc truy xuất nguồn gốc là vô cùng quan trọng, ông Howard Hall cho biết, trong tương lai sẽ tập trung vào các mảng như truy xuất nguồn gốc, xuất xứ, sử dụng công nghệ trong truy xuất, qua đó đảm bảo mang lại lợi ích cho người nông dân, HTX, tổ hợp tác cũng như người tiêu dùng.
Cũng tại diễn đàn, các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất đã nắm thêm các thông tin liên quan về các quy định, thể chế, chính sách hỗ trợ mới nhất của Chính phủ về truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, mã số đóng gói trong lĩnh vực sản xuất và chế biến nông sản - thực phẩm; một số đơn vị, doanh nghiệp đã trao đổi kinh nghiệm, cách làm thành công về thúc đẩy số hóa trong truy xuất nguồn gốc nông sản - thực phẩm...

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

LĐLĐ quận Long Biên tăng cường chăm lo phúc lợi cho đoàn viên công đoàn

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm
