--> -->
Dòng sự kiện:

Sớm ngăn chặn các hành vi tự ý cải tạo, phá dỡ biệt thự cổ

09/07/2022 17:29

Chia sẻ
Căn cứ Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954, Sở Xây dựng Hà Nội đã có văn bản đôn đốc, nhắc nhở việc chấp hành quy định pháp luật trong quản lý, sử dụng.
Đẩy nhanh Dự án bảo tồn, sửa chữa nhà Biệt thự 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài Hà Nội: Không được tự ý phá dỡ nhà biệt thự cũ thuộc danh mục quản lý Xử phạt 35 triệu đồng một công trình xây dựng sai phép tại quận Hoàn Kiếm

Theo đó, Sở Xây dựng Hà Nội đề nghị, Ủy ban nhân dân (UBND) các quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ và các công ty TNHH một thành viên: Kinh doanh dịch vụ nhà Hà Nội, Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, Tổng công ty Phát triển nhà và đô thị - Bộ Quốc phòng chủ động phối hợp với Thanh tra Sở Xây dựng tăng cường kiểm tra, kiên quyết ngăn chặn, xử lý các tổ chức, cá nhân tự ý cải tạo, phá dỡ nhà biệt thự cũ trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Sở Xây dựng cũng giao Thanh tra Sở Xây dựng có trách nhiệm đôn đốc, giám sát xử lý vi phạm trật tự xây dựng đối với các biệt thự thuộc danh mục quản lý theo quy định hiện hành.

Sớm ngăn chặn các hành vi tự ý cải tạo, phá dỡ biệt thự cổ
Biệt thự tại phố 23 Cao Bá Quát trong danh mục 1.216 biệt thự cũ của UBND thành phố Hà Nội.

Trước đó, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành danh mục gồm 1.216 nhà biệt thự cũ được chia làm 3 nhóm: Nhóm 1 có 222 biệt thự; nhóm 2 có 356 biệt thự và nhóm 3 có 638 biệt thự, thuộc đối tượng quản lý theo Quy chế quản lý, sử dụng biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn thành phố.

Ba Đình là quận có số lượng biệt thự cũ nhóm 1 nhiều nhất với 111 biệt thự. Tiếp đến là quận Hoàn Kiếm có 87 biệt thự nhóm 1…

Trên thực tế, việc quản lý biệt thự cũ trên địa bàn Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến có rất nhiều tình huống phát sinh, nảy sinh trong đời sống nhân dân, dẫn tới nhiều phức tạp trong giải quyết của các cơ quan chức năng.

Anh Tuấn

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm