--> -->
Dòng sự kiện:

Sơn mài Hạ Thái: Hấp dẫn nhưng kén người mua

02/01/2019 11:36

Chia sẻ
Làng Hạ Thái (huyện Thường Tín, Hà Nội) là một trong những làng làm tranh sơn mài nổi tiếng khắp cả nước. Dưới đôi bàn tay khéo léo của người thợ tài hoa, vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước được tái hiện một cách sinh động, hấp dẫn mà vẫn giữ được nét đẹp của làng quê Việt Nam.   
tinh hoa son mai ha thai Độc đáo tranh sơn mài hầu đồng “Giá thánh”
tinh hoa son mai ha thai Hà Nội phối hợp xây dựng Hồ sơ đa quốc gia Nghệ thuật Sơn mài trình UNESCO

Theo các cụ trong làng, nghệ thuật sơn mài có ba điều kén, đó là kén người làm, kén người xem và kén người mua.

Kén người làm bởi lẽ muốn cho ra sản phẩm chất lượng phải trải qua một quy trình phức tạp nhiều công đoạn, đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ, kiên nhẫn, yêu nghề.

Kén người xem vì không phải ai cũng nhìn thấy được cái đẹp, cái kỳ công trong từng tác phẩm. Từ lẽ đó dù tranh được đánh giá cao bởi tính mỹ thuật và tính truyền thống kết tinh trong mỗi sản phẩm nhưng do giá thành cao nên sơn mài bất đắc dĩ trở thành mặt hàng kén người mua.

tinh hoa son mai ha thai
Tranh sơn mài của làng ngày nay vẫn được nhiều khách hàng ưa chuộng (Ảnh: N.H)

Trước đây, những người thợ thủ công ở làng Hạ Thái chỉ tập trung vào sản xuất hàng sơn son thiếp vàng, chủ yếu dùng các loại sơn ta với cách pha theo kinh nghiệm cổ truyền. Dòng sơn ta là dòng tranh truyền thống, chất liệu sơn bền hơn các chất sơn hiện đại, mặc dù giá trị tranh rất cao từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu một bức.

Nghề làm sơn mài lắm công phu, nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn đều đòi hỏi người làm nghề phải thật kiên nhẫn, tỉ mỉ, chau chuốt, nâng niu. Để ra đời một sản phẩm, người thợ phải kiên trì với phương pháp thủ công, thậm chí hàng tháng trời với tất cả sự công phu, cầu kỳ, điêu luyện.

Một bức tranh đẹp là khi ngắm sản phẩm được hoàn thành, người xem phải cảm nhận sự óng ánh của màu sắc, sự tinh tế, duyên dáng của họa tiết để qua đó thấy được sự công phu, tỉ mỉ trong từng công đoạn của người thợ làm ra sản phẩm. Chính điều này đã tạo nên thương hiệu sơn mài Hạ Thái vang xa trên thị trường trong và ngoài nước, đem lại cho cuộc sống người dân nơi đây sự đổi thay rõ rệt.

Bà Vũ Lệ Dung (chủ cơ sở tranh sơn mài truyền thống) cho hay: Tranh sơn mài truyền thống khác hoàn toàn với tranh phun máy. Tranh truyền thống là loại tranh mài da, tất cả các công đoạn đều được làm thủ công, từ chuẩn bị phôi tranh, bước vẽ và lên màu chỉ có phun phủ bóng được làm bằng máy, theo đó làm tranh tay đẹp hơn bằng máy rất nhiều, làm máy chỉ là phun chất liệu sơn, mạ màu.

tinh hoa son mai ha thai
Tranh sơn mài ở nơi đây thể hiện được cái hồn và nghệ thuật trong mỗi bức tranh (Ảnh: N.H)

Theo bà Dung, tranh vẽ bằng tay thể hiện được cái hồn và nghệ thuật trong bức tranh, những người yêu tranh sẽ nhận định được điều đó. Những dòng tranh làm máy độ bền không cao, để lâu sẽ bị bám bụi và bay màu, dòng tranh làm máy hay còn gọi là tranh hàng chợ giá thành rất rẻ chỉ vài trăm nghìn 1 bức to, những bức có cùng kích cỡ với nhau nhưng dòng tranh tay cao gấp 5 - 6 lần.

Tuy vậy, ngày nay do thời buổi kinh tế thị trường, đầu ra khó khăn, nhu cầu mua tranh không còn nhiều nữa. Theo đó, ở Hạ Thái, tranh sơn ta cổ truyền của hợp tác xã sơn mài xưa, số người làm còn rất ít. Mọi người làm tranh truyền thống nhưng bằng sơn Nhật, sơn cánh dán.

“Người thật sự của làng làm tranh giờ chỉ “đếm trên đầu ngón tay” chủ yếu mọi người đã chuyển sang làm các đồ thủ công mỹ nghệ khác. Một số người làm tranh ở đây là những họa sĩ từ nơi khác đến, họ thuê hoặc mua đất ở đây để mượn danh tiếng của làng, bám vào làng mà sống. Họ làm theo gam và cách vẽ của họa sĩ, nhưng dựa vào làng làm khâu vóc ban đầu (phôi tranh) bởi chỉ làng nghề mới làm được và họ thuê làng nghề phủ bóng”, bà Dung cho hay.

Hoa Nguyễn

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm