--> -->
Dòng sự kiện:

Sơn Tây: Tích cực đào tạo nghề cho lao động nông thôn

03/11/2019 19:25

Chia sẻ
Thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được thị xã Sơn Tây xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng giúp người dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần giảm nghèo bền vững. Nhờ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hơn 83% học viên trên địa bàn thị xã đã có việc làm sau khi tham gia các lớp đào tạo nghề, đem lại thu nhập ổn định.
son tay ti ch cu c da o ta o nghe cho lao do ng nong thon Hà Nội ban hành quy định về bảo vệ môi trường làng nghề
son tay ti ch cu c da o ta o nghe cho lao do ng nong thon Hoài Đức chú trọng tuyên truyền, tư vấn nghề nghiệp cho lao động nông thôn

Có mặt tại thị xã Sơn Tây sau một thời gian địa phương tổ chức các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, dễ dàng nhận thấy các lớp đào tạo nghề đã phát huy hiệu quả, giúp người dân phát triển kinh tế và ổn định cuộc sống.

Trò chuyện với chúng tôi, chị Chu Thị Ngoan (thôn Nghĩa Sơn, xã Kim Sơn) cho hay, Do gia đình thuộc diện hộ chính sách, chị đã được chính quyền tạo điều kiện cho tham gia lớp Kĩ thuật chăn nuôi lợn, gà hữu cơ trong vòng 3 tháng (từ tháng 6-9/2018). Sau khi học xong, chị đã áp dụng những kiến thức vào chăn nuôi hộ gia đình hiệu quả. Số lượng vật nuôi bị bệnh, chết vặt giảm xuống do bản thân chị Ngoan đã có kiến thức chủ động phòng tránh bệnh cho vật nuôi. Việc chăn nuôi bài bản và chủ động đã mang đến cho gia đình chị nguồn thu nhập ổn định hơn.

son tay ti ch cu c da o ta o nghe cho lao do ng nong thon
Các học viên tham gia lớp học lý thuyết Kĩ thuật chăn nuôi lợn, gà hữu cơ.

“Nhà tôi bắt đầu chăn nuôi từ năm 2016, tuy nhiên thời gian đó tôi chỉ chăn nuôi theo kinh nghiệm nên hiệu quả không được như mong muốn. Năm 2018 tôi bắt đầu tham gia khóa học đào tạo nghề. Sau khi học tôi đã chủ động áp dụng kiến thức, việc chăn nuôi trở nên thuận lợi hơn, số lượng lợn, gà bị dịch, chết vặt giảm đi. Từ những kiến thức tích lũy được tôi đã chủ động nâng số lượng đàn. Hiện nay nhà tôi có dàn lợn gần 30 con cả lợn nái, lợn thịt và gần 1.000 con gà đem lại thu nhập trung bình 5-6 triệu đồng/tháng”, chị Ngoan cho hay.

Không chỉ riêng nghề nông nghiệp, đối với nghề phi nông nghiệp, sau khi hoàn thành chương trình tại các lớp đào tạo, phần lớn các học viên đều phát huy được nghề ngay tại địa phương hoặc được tuyển dụng vào làm trong các doanh nghiệp, góp phần quan trọng vào mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế xã hội nơi đây.

Hưởng lợi và áp dụng có hiệu quả những kinh nghiệm học tập được từ lớp Kĩ thuật may công nghiệp, anh Nguyễn Văn Thành (thôn Đại Trung, xã Cổ Đông) và chị Nguyễn Thị An (thôn Triều Đông, xã Cổ Đông) hồ hởi chia sẻ: “Sau khóa đào tạo 3 tháng, tôi đã có thể nâng cao tay nghề của mình, tự tin làm việc trong các công ty và có thể tự làm thêm tại gia đình. Ngoài ra khi tay nghề nâng cao thì có thêm nhiều cơ hội, được chủ doanh nghiệp tin tưởng. Thu nhập gia đình vì thế cũng được nâng lên, cao nhất trong khoảng 7-8 triệu đồng/tháng, trung bình khoảng 4-6 triệu đồng/tháng”.

son tay ti ch cu c da o ta o nghe cho lao do ng nong thon
Chị Chu Thị Ngoan (ở giữa) chia sẻ về hiệu quả sau khi tham gia lớp đào tạo.

Theo báo cáo kết quả thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của thị xã Sơn Tây: Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được thị xã Sơn Tây xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng giúp người dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập giảm nghèo bền vững. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn thị xã được nâng lên qua từng năm (trước khi thực hiện Đề án năm 2010 là 22% và đến năm 2018 tăng lên 60,3%).

Từ các lớp dạy nghề đã tạo thêm nhiều việc mới, nâng cao thu nhập cải thiện cuộc sống cho người lao động. Ngoài ra các quy mô lớp học cũng được thị xã mở rộng, ngành nghề đào tạo gắn với nghề truyền thống và nhu cầu của bà con.

Sau rà soát, năm 2018, thị xã Sơn Tây đã tổ chức 57 lớp dạy nghề cho 1.984 học viên. Trong đó, với nhóm nghề nông nghiệp, thu hút 1.494 học viên, tổ chức thành 43 lớp. Riêng nhóm nghề phi nông nghiệp cũng thu hút 490 học viên, tổ chức thành 14 lớp. Tỷ lệ học viên có việc làm sau học nghề đạt tỷ lệ 83,2%.

son tay ti ch cu c da o ta o nghe cho lao do ng nong thon
Các học viên tham gia lớp Kĩ thuật may công nghiệp có thu nhập ổn định.

Để đạt được những kết quả trên, Thị xã Sơn Tây đã chủ động nắm bắt nhu cầu và thị trường sử dụng lao động. Các đơn vị đã triển khai đồng bộ các biện pháp thông tin tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn trên địa bàn thị xã với hình thức đa dạng, phong phú và phú, hấp dẫn. Nhờ đó góp phần nâng cao nhận thức của xã hội và người dân về học nghề, giúp lao động nông thôn biết chính sách hỗ trợ học nghề từ đó tích cực tham gia các lớp đào tạo.

Bên cạnh đó, thị xã Sơn Tây cũng chú trọng phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, năm 2018 tổng số giáo viên tham gia giảng dạy tại các lớp đào tạo nghề là 607 người, đa phần đội ngũ giáo viên đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bằng cấp chuyên môn, chứng chỉ sư phạm, chứng chỉ tin học, tiếng Anh…

P.N

Lan toả hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Dù là một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Công ty Cổ phần Năng lượng Môi trường Thiên Ý Hà Nội lại là một điểm sáng trong việc thực hiện các chính sách chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Từ một tập thể chưa có tổ chức Công đoàn, đến nay, Công đoàn công ty đã trở thành chỗ dựa vững chắc, nơi người lao động có thể gửi gắm niềm tin, ý kiến và kỳ vọng.

Giá vàng trong nước giảm, nhiều người tranh thủ mua vào

Ngày 16/5, thị trường vàng trong nước ghi nhận những biến động mạnh với giá liên tục đảo chiều. Mỗi đợt điều chỉnh đều ghi nhận mức tăng, giảm lên tới cả triệu đồng mỗi lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra. Trước diễn biến khó lường của giá vàng, nhiều người dân tại Hà Nội đã tranh thủ mua vào để tích trữ.

Phần lớn các vụ việc khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Hà Nội liên quan đến lĩnh vực đất đai

Sáng 16/5, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật Tiếp công dân (giai đoạn 2014 - 2024) trên địa bàn Thành phố. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn chủ trì hội nghị.

Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh thăm, tặng quà công nhân lao động ngành Dệt - May

Nhân dịp Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025, ngày 16/5, đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã đến thăm, tặng quà đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội.
Xem thêm