--> -->
Dòng sự kiện:

Sống để sẻ chia…

10/11/2020 12:04

Chia sẻ
Luôn bận rộn với công việc kinh doanh nhưng chị Trần Hồng Nhung (chủ công ty kinh doanh thiết bị đồ điện tại đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy) luôn dành thời gian cho các hoạt động thiện nguyện với tâm niệm “sống để sẻ chia”. Với chị, công việc đó là niềm vui, niềm hạnh phúc mà chẳng phải ai cũng có được.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Ủng hộ miền Trung thương yêu - Nơi ấm áp trái tim" Hỗ trợ đồ dùng gia đình cho người dân miền Trung

Đau đáu với hoạt động thiện nguyện

Được gặp gỡ và trò chuyện với chị, chúng tôi càng cảm phục người phụ nữ này hơn bởi chị là một người giàu lòng nhân ái. Mỗi ngày, chị chọn một niềm vui, với chị, đó là niềm vui sẻ chia, niềm vui được đem đến cho ai đó nụ cười ấm áp. Với chị Nhung, làm từ thiện thì không quản mưa gió, ngày đêm và quan trọng phải làm bằng cả tấm lòng để sẻ chia với các hoàn cảnh khó khăn… chứ không phải mượn việc này để đánh bóng tên tuổi.

Sống để sẻ chia…
Những suất quà được chị Nhung cùng các thành viên câu lạc bộ Tâm Đức trao tới tận tay người dân vùng lũ miền Trung (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Chia sẻ về cơ duyên đến với hoạt động thiện nguyện, chị Nhung cho biết: “Ngay từ nhỏ, trải qua cuộc sống khó khăn, tôi hiểu rõ nỗi vất vả của những số phận không may mắn. Đó cũng là lúc tôi cảm nhận được giá trị của sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ từ những người thân và bạn bè dành cho mình. Do đó, giờ đây, khi cuộc sống đã ổn định hơn, mặc dù bận rộn nhưng làm công việc thiện nguyện tôi nhận được sự tin tưởng của mọi người và đầy ắp những niềm vui. Đó là điều mà tôi không thể cân, đo, đong đếm cũng như chẳng thể mua được bằng tiền”.

Với tâm niệm đó, mặc dù công việc bận rộn nhưng từ năm 2005, chị đã thành lập Câu lạc bộ Tâm Đức, từ đó đến nay, chị cùng các thành viên trong đội vẫn âm thầm sắp xếp thời gian, lên kế hoạch cụ thể cho các chương trình thiện nguyện. Chính những nụ cười rạng rỡ của mỗi hoàn cảnh khó khăn sau khi được chị giúp đỡ đã sưởi ấm trái tim chị, đó cũng là động lực để chị tiếp tục thực hiện ước mơ về cuộc sống tràn đầy yêu thương.

Hoạt động thiện nguyện đòi hỏi chị phải bỏ ra thời gian, công sức và tiền bạc. Thậm chí nhiều khi chị phải gác lại công việc kinh doanh, công việc chăm sóc con nhỏ của gia đình để đến với các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn nơi vùng sâu, vùng xa, mặc dù thường xuyên vắng nhà nhưng chị Nhung được chồng luôn thấu hiểu cho đam mê của vợ. Anh đã luôn ở bên động viên, giúp đỡ và ủng hộ chị hoàn thành tốt công việc và niềm đam mê của mình.

Chẳng riêng cá nhân chị mà những chuyến đi xa, lên những vùng núi cao hay vào khu vực Nghệ An, Quảng Bình... vợ chồng chị luôn gác mọi công việc kinh doanh để tham gia cùng đoàn, chở đến những chiếc áo ấm, những thùng mì tôm, thùng sữa, hay những chú bò thông qua chương trình “Ngân hàng bò”, trao cần câu cơm cho những người nghèo. Cứ như vậy, sau mỗi chuyến đi đó, nhiều người khó khăn, người nghèo, người già được chị Nhung giúp đỡ, giúp họ có thêm niềm lạc quan, tin yêu vào cuộc sống.

Xuyên ngày, đêm chuyển hàng tới tay bà con vùng lũ

Với truyền thống “lá lành, đùm lá rách; “Lá rách ít đùm lá rách nhiều”; “Thương người như thể thương thân” trong lúc đồng bào một số tỉnh miền Trung bị hoạn nạn bởi thiên tai không chỉ riêng chị Nhung mà còn rất nhiều cá nhân, tổ chức, cơ quan đơn vị đã chung tay ủng hộ, kêu gọi giúp đỡ đồng bào. Đây là việc làm nhân văn được bắt nguồn từ cội nguồn của dân tộc. Cuộc sống, ai trong chúng ta sinh ra cũng làm việc để mưu cầu hạnh phúc, ai cũng muốn được thụ hưởng những thành quả lao động từ mồ hôi, nước mắt của mình. Song trong số chúng ta ai cũng có trái tim bao dung để nghĩ về những đồng bào, những số phận hẩm hiu để sẻ chia. Bởi vì xét cho cùng sống cũng một phần để cho; cũng một phần để sẻ chia!

Song song với những hoạt động thiện nguyện được câu lạc bộ vẫn duy trì thường xuyên theo hàng tuần, hàng tháng, những ngày qua với phương châm “lá lành đùm lá rách”, khi thấy đồng bào miền Trung phải “oằn mình” trong lũ lụt, chị Nhung cùng các thành viên trong câu lạc bộ đã vận động, kêu gọi quyên góp hỗ trợ cho bà con vùng lũ. Chị cùng một số thành viên trong câu lạc bộ đã vượt qua hàng trăm cây số, dầm mưa, lội nước để đến, chia sẻ cùng bà con nơi đây.

Nhớ lại một tuần ăn ngủ cùng bà con vùng lũ, chị Nhung cho biết, đặt chân đến vùng nước lũ mới thấy hết sự kinh hoàng, nước tràn ngập quốc lộ, các cánh đồng mênh mông biển nước, nhiều chỗ ngập sâu 5 đến 7 mét, nước đổ từ núi xuống gây sạt lở vùi lấp nhiều căn nhà, bốn bề là bể nước. Chị và cả đoàn đã chứng kiến nhiều cảnh đau thương, tan tác do ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt, nhà cửa bị cuốn trôi, hoa màu, vật nuôi, thủy sản ngập chìm trong biển nước, nhiều gia đình đã bị lũ cuốn trôi hết tài sản... Trong những ngày ngập lụt nhiều hộ gia đình bị cô lập không có lương thực, thực phẩm để sống qua những ngày bão lũ.

Những ngày này, có mặt tại tỉnh Quảng Trị, ngay từ tờ mờ sáng, đoàn thiện nguyện tất bật mỗi người một việc, gói những phần quà bao gồm các nhu yếu phẩm như mì gói, sữa, dầu ăn, nước mắm, gạo, tiền để giúp bà con tái sản xuất sau mùa mưa lũ. Mưa ngập kéo dài, nhiều bà con đã mắc các chứng bệnh như ho, cảm, sốt, đoàn đã gói tiếp những vỉ thuốc để gửi đến bà con.

“Xem ti vi thấy cảnh lũ lụt ở miền Trung, tôi đã bật khóc, luôn đau đáu phải làm sao giúp đỡ cho họ và rồi tôi cùng một số thành viên quyết định vào tận nơi để hỗ trợ họ những thứ cần thiết nhất. Đến trực tiếp nơi đây mới thấy hết nỗi vất vả của bà con, chúng tôi chỉ mong sao giúp đỡ được càng nhiều người càng tốt. Ban đầu dự định đoàn chỉ đi mấy ngày nhưng vào đến nơi thấy bà con đói, khổ chúng tôi lại tiếp tục đi hết khu khó khăn này đến khu khác. Ngày nào cũng bận rộn với công việc đi hỗ trợ cho từng nhà, mấy chị em trong đoàn quên ăn sáng, trưa, có hôm đến tối đói quá mới nhớ ra là mình đã bỏ bữa. Khi ấy trong đầu luôn đau đáu làm sao chuyển được đồ hỗ trợ đến tay người dân một cách nhanh nhất, chứ thấy họ khổ như vậy, thương họ không cầm được nước mắt”, chị Nhung kể lại những ngày vào rốn lũ hỗ trợ cho bà con nơi đây.

Hành trình thiện nguyện của chị Nhung cùng các thành viên vẫn không ngừng nghỉ. Trở về Hà Nội sau chuyến đi 6 ngày, mấy ngày nay chị cùng các thành viên trong nhóm lại tiếp tục kêu gọi, lên phương án mua sắm đồ đạc cho bà con sau khi lũ rút. Các vật dụng cần thiết trong gia đình từ xoong, nồi, bát đĩa, sách vở, quần áo.... được chị cùng các thành viên chuẩn bị cẩn thận để mang tới cho bà con trong vài ngày tới.

Chia sẻ về kế hoạch thiện nguyện trong những ngày tới, chị Nhung cho biết: “Mặc dù công việc kinh doanh của gia đình khiến tôi rất bận rộn nhưng sau chuyến đi vừa rồi, trở về Hà Nội tôi vẫn không thể quên hình ảnh khó khăn của bà con miền Trung. Có những trẻ nhỏ, người già đói không có cơm ăn, nhiều gia đình tài sản trôi hết theo dòng nước lũ, giờ đây họ trắng tay... Tôi sẽ thu xếp và gác lại công việc của mình để tiếp tục hành trình quay trở lại miền Trung giúp cho bà con nơi đây. Mấy ngày nay, các thành viên trong nhóm cố gắng tìm các phương án hỗ trợ sửa nhà cho những ngôi nhà bị sập, tặng vốn cho họ cải tạo lại sản xuất, chăn nuôi, mong sao chuyến đi của chúng tôi sẽ giúp đỡ được nhiều gia đình hơn nữa”. /.

Nguyễn Hoa

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm