--> -->
Dòng sự kiện:

Tái hiện không gian Tết cổ truyền qua Triển lãm "Tết xưa"

15/01/2022 22:00

Chia sẻ
Mới đây, tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Hà Nội) trưng bày hơn 100 phiên bản tài liệu, hình ảnh thú vị, độc đáo tái hiện một phần không gian Tết cổ truyền Việt Nam. Triển lãm mang tên “Tết xưa” đã thu hút rất đông du khách đến tham quan, thưởng lãm.
Đào xuống phố, tiểu thương lo lắng vì sức mua của người dân ít Làng quất Tứ Liên chủ động phòng, chống dịch Nghệ nhân tạo sức bật cho làng quất Tứ Liên

Đến với triển lãm “Tết xưa”, du khách được tham gia vào nhiều hoạt động tương tác lý thú của phiên chợ ngày Xuân. Bên cạnh đó còn được chiêm ngưỡng hơn 100 phiên bản tài liệu, hình ảnh hiếm có về ngày hội lớn của đất nước.

Tái hiện không gian Tết cổ truyền qua Triển lãm
Triển lãm "Tết xưa" trưng bày tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Hà Nội).

Triển lãm được chia thành 3 không gian gồm “Phiên chợ ngày Xuân”, “Cung chúc tân Xuân” và “Du Xuân”.

Trong đó, “Phiên chợ ngày Xuân” với khung cảnh tươi vui, hối hả, rực rỡ sắc màu của bánh chưng xanh, câu đối đỏ, chợ Tết… giúp công chúng khám phá nét đẹp văn hóa mang đậm dấu ấn truyền thống dân tộc.

Tái hiện không gian Tết cổ truyền qua Triển lãm
Phiên chợ ngày Xuân là phần mở đầu của triển lãm "Tết xưa".

Đến với không gian “Cung chúc Tân Xuân”, công chúng được hòa mình vào các nghi lễ, phong tục, tập quán vào dịp Tết Nguyên đán; Tết Ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp; hoạt động trang hoàng nhà cửa bằng câu đối đỏ, hoa tươi, tranh Tết, dựng cây nêu; lễ Giao thừa hay lễ Trừ tịch tiễn năm cũ, đón năm mới; lệ đốt pháo; hoạt động mừng tuổi, chúc Tết…

Tái hiện không gian Tết cổ truyền qua Triển lãm
Tái hiện không gian Tết cổ truyền qua Triển lãm
Tái hiện không gian Tết cổ truyền qua Triển lãm
Không gian trưng bày “Cung chúc Tân Xuân” trong triển lãm.

Cuối cùng, không gian “Du xuân” đem tới các tư liệu, hình ảnh người xưa thưởng xuân, chơi xuân. Cùng với đó, triển lãm đã phác họa một phần không khí Tết xưa với phong tục “Ăn Tết”, “Lễ Tết” và “Chơi Tết” của cha ông. Hoạt động này giúp người xem có cơ hội trải nghiệm, hoài niệm về ngày Tết đậm đà bản sắc dân tộc.

Tái hiện không gian Tết cổ truyền qua Triển lãm
Không gian “Du xuân” với phong tục “Ăn Tết”, “Lễ Tết” và “Chơi Tết” của cha ông.

Tham gia thưởng lãm, chị Đỗ Hồng Mai (Đống Đa) cho biết: “Tôi thấy mình được sống lại những ký ức thời trẻ thơ của những ngày Tết xưa cũ, có lẽ các bạn trẻ ngày nay khó có thể có được những ký ức này. Đây là một hoạt động ý nghĩa giúp cho các thế hệ có thêm kiến thức để gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam, nhất là giá trị ngày Tết của dân tộc”.

Đồng quan điểm với chị Mai, anh Nguyễn Minh Hiếu (Thanh Xuân) chia sẻ thêm: “Qua triển lãm, tôi thấy các phong tục trong dịp Tết cổ xưa so với ngày nay đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên chúng ta thấy được rằng Tết Nguyên đán vẫn giữ được hồn cốt riêng, vẫn là ngày sum vầy và là ngày lễ quan trọng nhất của cả dân tộc”.

Tái hiện không gian Tết cổ truyền qua Triển lãm
Triển lãm mở cửa tự do, kéo dài đến hết ngày 15/3/2022.

Thông tin từ ban tổ chức, các tài liệu, hình ảnh của triển lãm không chỉ giúp công chúng tìm lại được những nét đẹp của Tết xưa mà còn cung cấp nguồn sử liệu tin cậy để phục vụ việc nghiên cứu văn hóa dân tộc.

Quang Linh

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm