--> -->
Dòng sự kiện:

Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

31/05/2022 16:12

Chia sẻ
Lợi thế và tiềm năng về kinh tế, du lịch, văn hóa... của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chưa được phát huy xứng tầm, đúng vị trị do hệ thống hạ tầng giao thông, đặc biệt là các tuyến đường cao tốc chưa được đầu tư tương xứng. Vì thế trong thời gian tới cần tập trung nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ cho khu vực này. Đây là thực trạng được nêu lên tại Hội thảo: "Xóa trắng cao tốc, phát huy lợi thế Đồng bằng Sông Cửu Long" do báo Thanh Niên tổ chức ngày 31/5 tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
LĐLĐ TP.HCM tặng quà, trao học bổng cho trẻ khuyết tật, mồ côi Phụ huynh có con bị đánh ở trường quốc tế TP.HCM: 'Nhà trường không hợp tác" TP.HCM chỉ đạo khẩn vụ học sinh xô xát tại Trường quốc tế ISHCMC-AA

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm cho biết, 13 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là một trong những vùng kinh tế trọng điểm với nhiều tiềm năng và lợi thế, đặc biệt về nông nghiệp, thủy hải sản và du lịch. Về hệ thống hạ tầng giao thông có 2.688km đường bộ đã và đang được đầu tư, tăng 52% so với năm 2002.

Trong đó nhiều công trình cầu lớn đã được xây dựng góp phần kết nối thông suốt đôi bờ sông Tiền, sông Hậu (như Cầu Mỹ Thuận, cầu Vàm Cống, cầu Cao Lãnh, cầu Cần Thơ, cầu Rạch Miễu…); 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm. Đặc biệt, chương trình xóa cầu “khỉ” đã được thực hiện trong suốt thời gian qua với nhiều nguồn vốn khác nhau.

Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm nhận định, cao tốc ở Đồng bằng Sông Cửu Long chỉ chiếm 7% cả nước.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm: Hiện nay tính kết nối nội vùng, giữa vùng với TP.HCM và vùng Đông Nam bộ còn hạn chế. Đến nay, trong toàn vùng mới hoàn thành khoảng 91 km đường bộ cao tốc (đoạn TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận) trên tổng số 1.239 km của cả nước, chiếm 7%. Nguyên nhân là do nguồn lực đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông cho khu vực chưa đáp ứng được nhu cầu, suất đầu tư đường bộ cao tốc tại khu vực ĐBSCL cao hơn 1,3 -1,5 lần so với các khu vực khác, do đó khó thu hút nguồn lực xã hội hóa.

"Bộ GTVT đã rà soát, đánh giá và căn cứ điều kiện đặc thù, lợi thế của các phương thức vận tải của từng vùng, miền trong đó có ĐBSCL để triển khai lập đồng thời 5 quy hoạch ngành quốc gia. Đến năm 2050 toàn vùng ĐBSCL có khoảng 1.180 km/9.014 km của cả nước, trong đó đến năm 2030 có khoảng 760 km và sau năm 2030 tiếp tục đầu tư thêm khoảng 420 km", Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm chia sẻ.

Trong khi đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi cho biết, hiện nay Cà Mau là một trong những khu vực còn yếu về kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ so với các tỉnh trong vùng. Các tuyến Quộc lộ 1, Quốc lộ 63 và đường Hồ Chí Minh đều là những tuyến đường huyết mạch nhưng hiện nay mặt đường rất hẹp, thường xuyên ùn tắc.

"Thời gian tới khi đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau hoàn thành đưa vào khai thác, lưu lượng giao thông sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa, làm gia tăng áp lực về giao thông trên tuyến. Vì vậy, cần sớm đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến quốc lộ này", ông Lâm Văn Bi nói.

Ông Lâm Văn Bi cũng kiến nghị Bộ GTVT phải có giải pháp phù hợp để triển khai đầu tư hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng đúng theo tiến độ đối với các dự án đường cao tốc tại khu vực đã được phê duyệt, nối thông cao tốc trục dọc TP.HCM đến Cà Mau, trong đó có dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025, đoạn Cần Thơ - Cà Mau.

Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Theo TS Trần Du Lịch: Cần những chính sách đồng bộ, để xứng đáng với tất cả tiềm năng và vị trí như hiện nay.

Trong khi đó, theo Tiến sĩ Trần Du Lịch, ĐBSCL có diện tích hơn 40.000 km2, dân số chiếm khoảng 19 triệu cùng rất nhiều tiềm năng nhưng ĐBSCL chỉ có thể so sánh với các tỉnh Tây nguyên, không so sánh nổi với các vùng kinh tế khác trên cả nước. Nguyên nhân là do hạ tầng giao thông yếu kém, cơ cấu kinh tế thuần nông chuyển dịch chậm và nguồn nhân lực có vấn đề.

"Vùng ĐBSCL có nối kết chiến lược và lâu dài với vùng Đông Nam bộ nhưng trong suốt thời gian dài chỉ dựa vào Quốc lộ 1. Hệ thống giao thông thủy cũng không được khai thác tối đa lợi thế. Đặc biệt, yếu tố quyết định kết nối là đường sắt TP.HCM - Cần Thơ đã được đề xuất từ rất lâu nhưng chưa thể triển khai", TS Trần Du Lịch cho biết, đồng thời nhấn mạnh vùng ĐBSCL cần những chính sách đồng bộ, để không còn là nơi "xuất cư" mà sẽ trở thành địa bàn nhập cư, xứng đáng với tất cả tiềm năng và vị trí như hiện nay.

Minh Tuấn

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm