
Tạo diện mạo đột phá cho Thủ đô
03/03/2025 13:22
Hà Nội: 4 đơn vị ký giao ước thi đua về chuyển đổi số Hà Nội luôn giữ vai trò tiên phong trong các công cuộc đổi mới Động lực quan trọng cho sự phát triển của Thủ đô Hà Nội |
Tạo ra hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh phục vụ cho đầu tư phát triển
Tại kỳ họp thứ 21, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công của Thành phố, trong đó có dự án xây cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
![]() |
Các đại biểu bấm nút biểu quyết thông qua Nghị quyết chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công của Thành phố, trong đó có dự án xây cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi tại kỳ họp thứ 21, HĐND thành phố Hà Nội. |
Điều này cho thấy sự quyết liệt của Chính phủ và thành phố Hà Nội để tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển mạnh về khu vực phía Bắc và hoàn chỉnh khu vực phía Nam cũng như phát triển các khu vực ở phía Tây và phía Nam của Thủ đô; tạo những tiền đề quan trọng để hoàn chỉnh đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng giao thông.
Chia sẻ về ý nghĩa của những cây cầu trong tiến trình phát triển của Thủ đô, đại biểu Dương Đức Tuấn (Tổ Hai Bà Trưng) cho biết: Trong thời kỳ này, thành phố Hà Nội có chủ trương đầu tư triển khai dự án đầu tư đối với 2 cầu là: Cầu Hồng Hà và cầu Mễ Sở nằm trong dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
Trước đó, Hà Nội đã thiết lập chủ trương đầu tư đối với cầu Thượng Cát, ở Vành đai 3,5 phía Bắc. Cùng thời kỳ này, Thành phố cũng thông qua các chủ trương đầu tư và triển khai dự án đầu tư đối với cầu Vân Phúc nối Hà Nội với tỉnh Vĩnh Phúc.
Như vậy, thời điểm này, Hà Nội triển khai đồng bộ 7 cây cầu. Việc đầu tư triển khai đồng loạt các cây cầu vượt sông Hồng là rất quan trọng. Bởi, điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô cũng như Quy hoạch Thủ đô, đầu tư phát triển của Thủ đô lấy việc phát triển trục sông Hồng là trục trung tâm, trục cơ sở để phát triển đồng bộ, đồng đều cả phía Nam và phía Bắc sông Hồng.
![]() |
Đại biểu Dương Đức Tuấn. Ảnh: Viết Thành |
Trong chiến lược phát triển của Thủ đô, Hà Nội phát triển mạnh về khu vực phía Bắc và hoàn chỉnh khu vực phía Nam cũng như phát triển các khu vực ở phía Tây và phía Nam của Thủ đô Hà Nội; tạo những tiền đề quan trọng để hoàn chỉnh đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng giao thông và hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật của đường sắt đô thị.
Bên cạnh đó, vừa qua, Hà Nội đã trình Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải để trình Quốc hội đề án đầu tư tổng thể hệ thống đầu tư xây dựng đường sắt đô thị Thủ đô cũng như triển khai quy hoạch chung Thủ đô.
Như vậy, cùng với quy hoạch, phát triển hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt đồng bộ, bảo đảm hài hòa phía Bắc và phía Nam sông Hồng, thành phố Hà Nội có tiền đề quan trọng phát triển mô hình thành phố phía Bắc sông Hồng đối với khu vực các huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn và các thành phố phía Tây đối với khu vực Hòa Lạc, Xuân Mai; đồng bộ, kết nối với khả năng phát triển của thành phố phía Nam khi phát triển cảng hàng không quốc tế thứ 2; phát triển khu vực phía tỉnh Bắc Ninh, liên quan sân bay Gia Bình nối về Thủ đô Hà Nội, việc có trục đường quan trọng kết nối từ sân bay Gia Bình với cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo,… để tạo ra một hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh phục vụ cho đầu tư phát triển.
Cần chính sách hài hòa lợi ích giữa chính quyền và người dân
Đại biểu Nguyễn Minh Đức (Tổ Hoàng Mai) cho biết HĐND Thành phố phê duyệt, thông qua chủ trương đầu tư xây dựng 3 cầu bắc qua sông Hồng (Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi) là quyết tâm chính trị lớn, mạnh mẽ của thành phố Hà Nội, qua đó thực hiện khát vọng, sông Hồng là trung tâm của thành phố Hà Nội trong tương lai; tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông, mở ra không gian mới, cơ hội phát triển khu đô thị mới. Trên cơ sở này, Thành phố có cơ hội phát triển nhà ở, hạ tầng dịch vụ vui chơi, giải trí...
![]() |
Đại biểu Nguyễn Minh Đức. Ảnh: Viết Thành |
“Tôi cho rằng, người dân rất vui mừng, vì kỳ họp HĐND Thành phố đã biểu quyết thông qua triển khai đầu tư xây dựng các cây cầu với tinh thần nhanh nhất, hiệu quả nhất, đảm bảo mỹ thuật cho không gian sông Hồng và đây sẽ là kỳ tích trong tương lai.
Về công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các cây cầu trên, với việc thực hiện Luật Đất đai mới, cùng với đó Thành phố có điều chỉnh bảng giá đất, thêm những chính sách đặc thù theo Luật Thủ đô, tôi tin tưởng Thành phố sẽ có chính sách bảo đảm hài hòa lợi ích giữa chính quyền và người dân. Với quyết tâm cao, công tác giải phóng mặt bằng sẽ được thực hiện nhanh chóng.
Ở góc độ đại biểu HĐND Thành phố, tôi kêu gọi người dân hãy tin tưởng vào chính sách và đồng thuận, chung tay với chính quyền để công tác giải phóng mặt bằng nhanh nhất, sớm nhất để khởi công xây dựng các cây cầu nói trên”, đại biểu Nguyễn Minh Đức nhấn mạnh.
Cùng chung quan điểm, đại biểu Dương Đức Tuấn cho rằng thành phố Hà Nội đã có kinh nghiệm trong công tác giải phóng mặt bằng đối với dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; Dự án đường Vành đai 1,… cùng đó Hà Nội có hệ thống cơ chế chính sách đảm bảo giải phóng mặt bằng tốt nhất được chuyển hóa từ giai đoạn Luật Đất đai năm 2013 sang năm 2024, Thành phố sẽ áp dụng chính sách linh hoạt với điều kiện áp dụng tối đa cho nhân dân.
“Việc giải phóng mặt bằng để triển khai Dự án cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi sẽ có những thuận lợi hơn bởi khu vực này liên quan đến bờ bãi sông Hồng, phân bố dân cư tạm thời, là những khu vực phải thực hiện theo Quy hoạch, đặc biệt là Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô, đều là những vùng sẽ phải chuẩn hóa các điều kiện tái định cư tốt hơn. Theo đó, các cơ chế chính sách dù có đất nông nghiệp hay thổ cư, hay thổ cư trong các thời kỳ thì chúng tôi đều có những cơ chế chính sách áp dụng, coi đó là việc quan trọng nhất, bởi xét cho cùng mặt bằng để triển khai thi công xây dựng vẫn là then chốt của các dự án đầu tư.
Về cơ chế chính sách của Nhà nước, Thành phố, đặc thù cho giải phóng mặt bằng sẽ phải cân đối các chính sách cụ thể, nhưng theo nguyên tắc đảm bảo điều kiện bồi thường tốt, tái định cư tốt hơn. Dự kiến tái định cư, thành phố Hà Nội sẽ áp dụng các chính sách như tái định cư bảng đất, có thể sẽ bố trí khu tái định cư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đồng bộ ở khu vực phía Bắc sông Hồng. Cơ chế chính sách sẽ đi theo từng trường hợp cụ thể, làm sao để đảm bảo điều kiện khả thi và điều kiện tốt hơn cho nhân dân giải phóng mặt bằng thực hiện các Quy hoạch, thực hiện các chủ trương đầu tư Dự án”, đại biểu Dương Đức Tuấn chia sẻ.

Cầu Giấy: Biểu dương 111 "Công nhân giỏi" và 312 "Sáng kiến, sáng tạo" tiêu biểu năm 2025

Hà Nội ban hành giá dịch vụ xe khách khi ra vào bến xe

Gần 3.000 vị trí, mức lương hấp dẫn tại Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025

Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành ở Đồng Nai khiến hai người chết

Bổ sung thêm 49 trạm xe đạp công cộng tại Hà Nội

Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị "Gặp mặt và biểu dương người làm báo tiêu biểu Thủ đô"

Đào tạo sau Đại học ngành Kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới

Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị "Gặp mặt và biểu dương người làm báo tiêu biểu Thủ đô"

Công an thành phố Hà Nội trao quyết định cho 30 lãnh đạo cấp phòng nghỉ hưu trước tuổi

Phát huy vai trò “Tuổi cao - Gương sáng” xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch

Quận Bắc Từ Liêm trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5 cho 340 đảng viên lão thành

Người dân Hà Nội có thể đặt lịch hẹn làm thủ tục hành chính trên ứng dụng iHanoi

Tạp chí Người Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Quận Thanh Xuân sẽ cưỡng chế thu hồi đất dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây

Hà Nội sắp vận hành Trung tâm báo chí hiện đại, ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Đánh thức tiềm năng du lịch và công nghiệp văn hóa xứ Đoài
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm
