--> -->
Dòng sự kiện:

Tết ấm cho “người yếu thế”

02/02/2021 12:57

Chia sẻ
Với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, Tết năm nay dù ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng đối với những người thuộc diện “yếu thế” trong xã hội đều được đón một cái Tết đủ đầy...
Tết ấm áp, xuân yêu thương với đoàn viên, người lao động huyện Gia Lâm Mang Xuân ấm đến đoàn viên và người lao động Sơn Tây Thưởng Tết âm lịch 2021 ở Hà Nội cao nhất là 400 triệu đồng

Những ngày cuối tháng Chạp, giống như nhiều gia đình tại thôn Đìa, xã Nam Hồng (huyện Đông Anh), trong căn nhà mới của ông Phan Anh Định cũng đã ắp đầy hương vị ngày Tết. Vốn không may bị câm, điếc bẩm sinh, ảnh hưởng đến khả năng lao động, nhiều năm trước đây, ông Định sống lầm lũi, chật vật một mình trong căn nhà xuống cấp, bằng mức kinh phí trợ cấp xã hội 525.000đồng/tháng.

Thế rồi, với sự quan tâm của các cấp chính quyền, đoàn thể từ Thành phố tới địa phương, những thay đổi mới mẻ và ấm áp cứ liên tiếp đến với ông Định. “Ngoài tiền trợ cấp hàng tháng được tăng lên, tôi còn thường xuyên nhận được sự giúp đỡ cả vật chất, tinh thần của bà con lối xóm, tôi được chính quyền giúp đỡ xây dựng nhà mới, được nhận quà trợ cấp dịp Tết…

Nhờ đó, cuộc sống của tôi đã bước sang trang mới, nghèo khổ, khó khăn dần lùi xa, tôi rất ấm lòng và không có lý do gì để không chuẩn bị cho mình một cái Tết tươm tất”- thông qua ngôn ngữ ký hiệu, ông Phan Anh Định phấn khởi bộc bạch.

Tết ấm cho “người yếu thế”
Người nghèo được nhận quà trong chương trình Tết ấm tình người xuân Tân Sửu năm 2021 do Hội chữ thập đỏ huyện Phúc Thọ phối hợp với Câu lạc bộ Tình người tổ chức

Không riêng ông Định, thời gian qua, với sự nỗ lực của bản thân mỗi gia đình và sự tiếp sức từ các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng và cộng đồng, hàng trăm hộ dân trên địa bàn huyện Đông Anh đã thoát nghèo, đưa địa phương này trở thành huyện đầu tiên của thành phố không còn hộ nghèo.

Ông Nguyễn Đình Thanh - Trưởng phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Đông Anh, cho biết, ngoài việc triển khai các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo theo chỉ đạo của trung ương và thành phố, huyện Đông Anh đã trích ngân sách, đồng thời huy động các nguồn lực xã hội hóa với số tiền hàng tỷ đồng để trợ giúp thêm cho những đối tượng yếu thế không có khả năng tự thoát nghèo, bao gồm cả đối tượng đang hưởng các chính sách bảo trợ xã hội.

Theo đó, đến thời điểm này, 100% trường hợp có hoàn cảnh khó khăn tại Đông Anh đều nhận được mức trợ cấp hằng tháng bằng mức chuẩn nghèo của thành phố, tương ứng với 1,1 triệu đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn.

Tương tự huyện Đông Anh, quận Hai Bà Trưng cũng là một địa phương đạt những kết quả ấn tượng trong công tác giảm nghèo của Thành phố khi đến thời điểm hiện nay, toàn quận không còn cả hộ nghèo và cận nghèo. Quận Hoàn Kiếm, Hà Đông và Nam Từ Liêm cũng đã hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo trước thời hạn.

Những địa phương tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số cư trú như huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Quốc Oai và Thạch Thất cũng giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo… Tính chung, năm 2020, mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhưng Thành phố vẫn chỉ đạo quyết liệt thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách xã hội. Đến nay, Thành phố cơ bản không còn hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn 0,21%, trong đó có 14/30 quận, huyện không còn hộ nghèo, đặc biệt 02 quận không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Sắc xuân đã tràn ngập phố phường. Đâu đó, lời ca tiếng nhạc cất lên hòa vào sắc thắm hoa đào, hoa mai… để cùng tưng bừng đón xuân mới. Dẫu mỗi nhà mỗi cảnh nhưng sự quan tâm, chung tay của các cấp, ngành, của toàn xã hội đến gia đình các đối tượng chính sách, người nghèo, người yếu thế... không chỉ giúp họ có cái Tết đầm ấm, an vui mà còn góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp, nhân văn, để niềm vui nối tiếp niềm vui, mùa xuân càng thêm vẹn sắc xuân

Vui với niềm vui thoát khỏi cảnh nghèo, người dân khắp nơi trên địa bàn thành phố rộn ràng chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Tân Sửu. Dù còn nhiều lo toan, các gia đình vẫn cố gắng trang trí nhà cửa, sắm sửa thêm những vật dụng thiết yếu để cải thiện cuộc sống. Cùng lúc đó, trong các trung tâm bảo trợ xã hội, những hoàn cảnh yếu thế cũng nhận được sự quan tâm, chăm sóc đủ đầy.

Bà Nguyễn Thị Thực đang sống tại Trung tâm Bảo trợ xã hội 3, phường Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm) cho biết, bà đến từ thôn Bồng Lai, xã Hồng Hà (huyện Đan Phượng). Do tuổi cao, sống đơn thân, lại mắc nhiều bệnh mãn tính, cuộc sống của bà trước đây thiếu thốn đủ bề. Nhà không có, phải đi ở nhờ nay chỗ này, mai chỗ khác, cho nên bà luôn mong muốn được sống và đón những cái Tết trong không khí gia đình ấm áp tình yêu thương.

“Từ khi được đưa vào nuôi dưỡng thường xuyên tại Trung tâm Bảo trợ xã hội 3, niềm mong ước bấy lâu của tôi dần trở thành hiện thực. Chúng tôi đã, đang nhận được nhiều sự quan tâm, chia sẻ, nhiều suất quà Tết đã đến sớm từ các cơ quan chức năng, các nhà hảo tâm, thật cảm động! Tết Tân Sửu năm nay thật sự là cái Tết ấm áp của tôi khi được đón Tết với gia đình mới”, bà Thực bày tỏ.

Nhìn người người nhà nhà rộn ràng sắm Tết và nghe những chia sẻ đầy xúc động của người yếu thế, người ta có thể cảm nhận, trên khắp Thành phố sắc xuân ấm no đang hiện hữu, còn cái nghèo, cái khó đang dần dần lùi xa.

Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, quan tâm chăm lo người nghèo, người yếu thế trong suốt cả năm, nhưng đã thành thông lệ, mỗi khi Tết đến xuân về, sự chăm lo của Thành phố, tình cảm “tương thân, tương ái” của cộng đồng với người nghèo, yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn càng được đẩy mạnh hơn.

Tết Tân Sửu năm nay, thành phố Hà Nội tiếp tục chủ động xây dựng kế hoạch từ sớm, dành nguồn kinh phí thỏa đáng để chăm lo Tết chu đáo cho các đối tượng yếu thế, người nghèo, đối tượng chính sách… Theo đó, từ ngày 7/12/2020, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 234/KH-UBND về tặng quà người có công, gia đình diện hộ nghèo, người cao tuổi, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; các tổ chức, cá nhân tiêu biểu nhân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Trong đó, Ủy ban nhân dân Thành phố đã dành kinh phí hơn 371 tỷ đồng để tặng quà cho các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt… Trên tinh thần này, các quận, huyện, thị xã đã xây dựng kế hoạch, thực hiện các chế độ, chính sách của Trung ương, thành phố một cách nghiêm túc, đúng quy định, trao tận tay các đối tượng theo diện được hưởng.

Phạm Diệp

Thực hư thông tin TP.HCM và Hà Nội cấm ô tô đời trước 2017 lưu hành trên địa bàn

Những ngày qua, trên nhiều diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội xuất hiện thông tin Bộ Nông nghiệp và Môi trường sắp ban hành quy chuẩn khí thải mới, trong đó có quy định về Hà Nội và TP.HCM sẽ cấm ô tô sản xuất trước năm 2017 lưu hành trên địa bàn. Thông tin ngay lập tức lan truyền và gây "xôn xao" dư luận. Thậm chí khiến nhiều người lo lắng, bức xúc.

Người “ươm mầm” giọng hát

Nếu hỏi về những gương mặt thầm lặng đứng sau thành công của nhiều giọng ca trẻ, cái tên Lê Thị Kim Tuyến chắc chắn sẽ được nhắc đến với sự trân trọng đặc biệt. Là giảng viên Khoa Thanh nhạc, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, cô Tuyến không chỉ được biết đến như một người thầy tận tụy mà còn là người gieo niềm tin, truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò.
Xem thêm