--> -->
Dòng sự kiện:

Tết Mường Thanh 2023 - Gọi xuân Tây Bắc về

28/02/2023 16:00

Chia sẻ
Ngày 12/3 hàng năm được Tập đoàn Mường Thanh ấn định là ngày Tết Mường Thanh, rất nhiều hoạt động thú vị mang âm hưởng núi rừng Tây Bắc được diễn ra trong giai đoạn này.
Vẻ đẹp Tây Bắc qua lăng kính Tết Mường Thanh Hảo vị sơn cước Tây Bắc trong mâm cỗ Tết Mường Thanh

Tết Mường Thanh - cái Tết riêng của người nhà Mường với những hình ảnh mang đậm màu sắc văn hóa Tây Bắc, những hình ảnh đó như mạch nước nguồn đã thấm sâu tạo nên nét riêng thuần Việt của thương hiệu Mường Thanh suốt 30 năm hình thành và phát triển.

Lấy chủ đề “Gọi xuân Tây Bắc về”, Tết Mường Thanh 2023 diễn ra khi cả trời Tây Bắc rợp sắc hoa ban, tiết trời đã không còn cái lạnh giá buốt của mùa đông mà đang giao hòa giữa Xuân và Hạ. Tháng 3 cũng là lúc bà con dân tộc bắt đầu vào mùa vụ mới trên những thửa ruộng bậc thang, trong những thung lũng trắng trời hoa ban, hoa mận. Tạo nên một bức tranh vô cùng sinh động và tươi vui.

Tết Mường Thanh 2023 với chủ đề “Gọi Xuân Tây Bắc Về”
Tết Mường Thanh 2023 với chủ đề “Gọi xuân Tây Bắc về”

Hòa cùng Lễ hội Hoa Ban của người Thái, Tết Mường Thanh giống như một thông điệp, một ước muốn của Tập đoàn Mường Thanh về một năm mùa màng bội thu, làm ăn phát tài phát lộc, mong một năm được các vị thần linh trong trời đất phù hộ để có sức khỏe và bình an tới toàn thể Quý khách hàng cùng hàng nghìn cán bộ nhân viên trong Tập đoàn. Ngày Tết cũng là lời nhắc nhớ cho mỗi người nhà Mường mang trên mình sứ mệnh bảo tồn và phát huy nét đẹp bản sắc văn hóa dân tộc, phải luôn nhớ về nguồn cội, về những gì đáng được trân trọng và nâng niu không chỉ của riêng Tập đoàn Mường Thanh mà cả văn hóa Việt.

Điệu múa sạp trong ngày Tết Mường Thanh
Điệu múa sạp trong ngày Tết Mường Thanh.

Tết Mường Thanh vui và đầm ấm như chính tên gọi mộc mạc của nó. Vào những ngày này, trên toàn bộ hệ thống 60 khách sạn từ vùng núi biên cương đến hải đảo xa xôi và nước bạn Lào, dù là trong tiết trời giá lạnh phương Bắc hay nắng vàng của phương Nam, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp một không khí Lễ hội với những hình ảnh đặc trưng thể hiện cá tính riêng của đồng bào dân tộc vùng núi cao Tây Bắc mỗi khi xuân tới như: Nhảy sạp, múa Xòe Hoa, trò chơi ném còn, trang trí hoa ban, khăn thổ cẩm… thưởng thức hương vị ẩm thực vùng cao như: Xôi ngũ sắc, thịt trâu gác bếp, Pa Pỉnh Tộp (Cá suối nướng), thịt lợn bản… buổi tối tại một số nơi còn có lễ hội đốt lửa trại, tái hiện cuộc sống vui tươi và chan hòa tình đoàn kết gắn bó của người dân tộc Thái nói chung và người trong Tập đoàn Mường Thanh nói riêng.

Mâm cỗ truyền thống Tết Mường Thanh
Mâm cỗ truyền thống Tết Mường Thanh

Chị Nguyễn Thu Hiền - một cán bộ của Tập đoàn đã từng được tham gia nhiều cái Tết Mường Thanh chia sẻ cảm xúc: “Tết Mường Thanh đã trở thành ngày truyền thống của chúng tôi, vào ngày này dù ai đi xa cũng đều bồi hồi nhớ về, như tưởng nhớ nguồn cội gốc gác nơi đã cho mình có được một cuộc sống tốt đẹp, cho mình ngôi nhà thứ hai đầy tình yêu chân thành, đoàn kết và sự biết ơn”.

Hoa Ban luôn là chủ đề chính trong ngày Tết Mường Thanh tại các sảnh khách sạn
Hoa Ban luôn là chủ đề chính trong ngày Tết Mường Thanh tại các sảnh khách sạn.

Có nét đặc trưng rất riêng khiến cho Tết Mường Thanh luôn mang vẻ đẹp mềm mại, uyển chuyển và pha chút lãng mạn đó chính là câu chuyện truyền thuyết về loài hoa được mệnh danh là đại sứ của núi rừng Tây Bắc - Hoa Ban. Câu truyện đã lưu truyền hàng trăm năm nay, tuy là một chuyện tình buồn về sự chia ly của nàng Ban và chàng Khum, nhưng trong sâu thẳm lại tiềm tàng một sức mạnh của tình yêu, của sự phản kháng đấu tranh vì lẽ phải, chống lại áp bức và bất công, hướng con người đến những điều tốt lành.

Chính vì thế, đối với Tết Mường Thanh du khách không khỏi ngạc nhiên khi luôn bắt gặp hương sắc của Hoa Ban luôn xuất hiện như một nhân tố chính điểm tô trong những sảnh khách sạn, trong nhiều món ăn dân tộc, hay thậm chí trong nhiều thiết kế nhận diện thương hiệu của Mường Thanh. Đây cũng là một nét đẹp về văn hóa gắn liền với đời sống con người mà Tập đoàn Mường Thanh muốn lưu giữ bên cạnh vẻ đẹp say đắm của núi rừng Tây Bắc cùng những hoạt động sôi nổi khác của lễ hội.

Tết Mường Thanh là ngày để người Mường Thanh xum họp nấu cho nhau những món ăn ngon và cùng nhau nhắc nhớ về miền đất khởi tạo nên thương hiệu Mường Thanh.
Tết Mường Thanh là ngày để người Mường Thanh sum họp nấu cho nhau những món ăn ngon và cùng nhau nhắc nhớ về miền đất khởi tạo nên thương hiệu Mường Thanh.

Một mùa Tết Mường Thanh đang về như hối thúc mỗi người Mường Thanh trở về đoàn tụ cũng như mang đến cho du khách những nét đẹp văn hóa riêng vùng Tây Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung./

PV

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm