--> -->
Dòng sự kiện:

Thí điểm đo khí thải mô tô, xe máy: Vì môi trường trong sạch, bền vững

16/11/2021 08:24

Chia sẻ
Sau một thời gian dài chuẩn bị, những ngày qua, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) đã bắt đầu triển khai chương trình “Thí điểm đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn Thủ đô”. Đây chính là cơ sở khoa học hỗ trợ việc xây dựng và thực thi các chính sách về giao thông bền vững và bảo vệ môi trường trên địa bàn Thủ đô.
Người dân tấp nập đi đo kiểm khí thải miễn phí, được hỗ 4 triệu đồng để đổi xe máy cũ sang xe mới Hà Nội khởi động chương trình Xe sạch – Trời xanh

“Xe sạch, trời xanh”

Căn cứ Kế hoạch số 172/KH-UBND ngày 22/7/2021 của UBND thành phố Hà Nội về triển khai thực hiện thí điểm đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy đang lưu hành trên địa bàn thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan đã xây dựng Chương trình “Xe sạch - trời xanh” và chính thức bắt đầu triển khai trên địa bàn thành phố từ ngày 12/11/2021.

Thí điểm đo khí thải mô tô, xe máy: Vì môi trường trong sạch, bền vững
Người dân Hà Nội đo kiểm tra khí thải miễn phí. Ảnh: Niệm Lê

Chương trình gồm các hoạt động: Đo kiểm khí thải cho 3.000 - 5.000 xe môtô, xe gắn máy các hãng Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio, SYM. Người dân Thủ đô sẽ được kiểm tra khí thải xe máy miễn phí tại đến 8 điểm kiểm định tại các quận: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà Đông. Khi có nhu cầu, khách hàng sẽ được nhân viên hãng thông báo và tư vấn về chương trình kiểm tra khí thải miễn phí. Nếu đồng ý, khách hàng sẽ khai thông tin theo mẫu có sẵn, sau đó nhân viên hãng nhập dữ liệu vào máy tính. Xe máy được đặt ở vị trí đo, lắp ống xả phụ trước khi đưa đầu cảm biến vào. Chưa đầy một phút, việc đo hoàn tất với 3 thông số hiển thị trên màn hình máy tính là CO, HC và CO2.

Thực tế cho thấy, từ chương trình thí điểm đo kiểm tra khí thải xe máy cũ của Hà Nội được nhận định là hoạt động quan trọng nhằm thu thập thông tin về mức phát thải của xe máy đang lưu hành, cũng như đánh giá hiệu quả của việc sửa chữa. Kết quả của chương trình sẽ là cơ sở khoa học hỗ trợ việc xây dựng và thực thi các chính sách về giao thông bền vững và bảo vệ môi trường, đặc biệt là ban hành quy chuẩn khí thải với xe máy, một khoảng trống pháp lý vẫn chưa được hoàn thiện. Điều quan trọng hiện nay là làm thế nào để ngày càng có thêm nhiều người dân được hiểu, tiếp cận và áp dụng để chương trình có thể phát huy hiệu quả tối đa.

Theo anh Nguyễn Văn Vân, Kỹ thuật trưởng Head Honda, trên đường Trần Phú, quận Hà Đông, cho biết, cửa hàng thường xuyên bố trí 8 nhân viên phục vụ chương trình đo khí thải, tư vấn cho khách hàng việc thu hồi xe cũ. Trong vài ngày đầu, lượng khách hàng đến đăng ký đo khí thải khá đông. Sau khi đo khí thải cho khoảng gần 50 xe máy, chúng tôi đánh giá đa số là xe khách hàng đang sử dụng và từ năm 2013 đến nay, không có xe nào từ năm 2002 để thực hiện đổi cũ lấy mới, tuy nhiên nhiều xe không phù hợp tiêu chuẩn khí thải. “Những trường hợp này sẽ được cửa hàng tặng dầu nhớt và được hỗ trợ một phần chi phí bảo dưỡng tối đa không quá 200.000 đồng/xe để sửa chữa các bộ phận liên quan đến khí thải. Các phương tiện vẫn được tiếp tục lưu hành sau khi được kiểm tra khí thải”, anh Vân cho biết…

Được biết, theo quy chế của chương trình, đối với các xe máy đăng ký lần đầu trước năm 2002, thuộc 5 hãng xe là Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio, SYM khi có nhu cầu chuyển đổi sang xe máy mới sẽ được tư vấn, hướng dẫn, nếu đáp ứng các điều kiện của chương trình sẽ nhận được các mức hỗ trợ từ các hãng xe tối đa lên đến 4 triệu đồng (khoản hỗ trợ tùy theo chính sách khuyến mại của từng hãng xe và giảm giá trực tiếp trên giá xe mới). Hiện đang có 24 điểm tư vấn, hỗ trợ người dân chuyển đổi xe máy cũ thải bỏ được bố trí tại 11 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.

Theo số liệu thống kê từ Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, sau khoảng 2 ngày đầu số lượng người đăng ký đo kiểm khí thải xe máy tại các đại lý là khoảng 311 xe. Đây rõ ràng là một con số rất khiêm tốn so với hàng triệu xe đang lưu thông mỗi ngày trên khắp các tuyến phố của Thủ đô.

Cần tăng cường tuyên truyền

Tính đến quý I/2019, Hà Nội quản lý 5.761.436 xe máy, trong đó có khoảng 2,5 triệu xe máy đăng ký trước năm 2000 (chưa tính các phương tiện từ ngoại tỉnh thường xuyên tham gia lưu thông trên địa bàn). Khí thải từ phương tiện cũ nát ngày càng vượt quá giới hạn cho phép, ảnh hưởng tới chất lượng môi trường không khí và sức khỏe của cộng đồng dân cư. Theo số liệu phương tiện được Phòng Cảnh sát Giao thông thống kê, xe máy đang chiếm đến 86% lượng phương tiện giao thông đang lưu hành ở Hà Nội. Dự tính, với tốc độ tăng trưởng xe máy 7,66%/năm như hiện nay thì đến năm 2025, Hà Nội sẽ có 7,3 triệu xe máy; đến năm 2030 sẽ có 7,7 triệu xe máy.

Trong khi đó, theo nguyên tắc, đã là xe cơ giới là phải tiến hành kiểm định kỹ thuật để đảm bảo an toàn về mặt kỹ thuật cũng như tránh gây ô nhiễm môi trường, khí thải. Song thực tế thời gian qua, việc kiểm định kỹ thuật với xe máy vẫn đang là khoảng trống, trong khi đó Hà Nội hiện có hơn 5,7 triệu xe máy, trong đó gần 1/2 là xe máy cũ sử dụng lâu năm, sản xuất trước năm 2000. Phân tích từ các cơ quan chuyên môn, một chiếc xe máy hoạt động sẽ thải ra 80 - 90% khí CO và khí NO, 50% lượng NOx trong tổng lượng phát thải của các loại xe cơ giới. Trong quá trình hoạt động, xe cũ sẽ thải ra môi trường lượng khí độc cao gấp nhiều lần so với những loại xe được bảo dưỡng định kỳ, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng.

Không khó để bắt gặp các xe máy cũ nát vẫn đang lưu thông trên khắp các nẻo đường của Thủ đô. Đơn cử như trên trục đường La Thành, nơi có nhiều cửa hàng buôn bán sắt thép, vật liệu xây dựng. Gần như trước mỗi cửa hàng đều có một chiếc xe máy cũ nát sẵn sàng phục vụ việc vận chuyển hàng hóa tại đây. “Họ chất cả đống sắt thép lên những chiếc xe máy cũ nát rồi hồn nhiêu “làm xiếc” ở trên đường. Chỉ cần nhìn bằng mắt thường cũng có thể nhận ra các xe này không đủ điều kiện để lưu hành, không chỉ mất an toàn giao thông, những chiếc xe “đồng nát” này còn xả khói mù mịt gây ô nhiễm môi trường”, anh Nguyễn Việt Hùng, quận Đống Đa, cho hay.

Trên thực tế, các cơ quan chức năng đều xác định, việc kiểm soát khí thải xe máy và tiến đến loại bỏ xe máy cũ nát là cần thiết. Tuy nhiên, hiện công tác này đang gặp nhiều gian nan do vướng mắc quy định pháp lý và chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của người dân. Theo đại diện Phòng Cảnh sát Giao thông, hiện cơ quan Công an chưa tiến hành thu hồi xe mô tô, xe gắn máy cũ nát do không bảo đảm tiêu chuẩn khí thải. Nhưng mỗi năm đơn vị đều xử lý hàng nghìn phương tiện cũ nát vi phạm giao thông như chở hàng cồng kềnh, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, xe không có giấy tờ đăng ký... Với những phương tiện cũ nát nhưng vẫn có đầy đủ giấy tờ đăng ký xe, cảnh sát giao thông chỉ nhắc nhở, tuyên truyền để người tham gia giao thông sớm sửa chữa, thay thế xe bảo đảm an toàn giao thông, giảm thiểu ô nhiễm môi trường./.

Tuấn Dũng

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm