--> -->
Dòng sự kiện:

Thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng "nháp" đăng ký xét tuyển

21/08/2021 15:27

Chia sẻ
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có văn bản gửi các trường đại học, cao đẳng, các sở GD&ĐT để triển khai công tác tuyển sinh. Theo đó, trong 2 ngày 24 và 25/8, Cổng thông tin tuyển sinh sẽ mở để thí sinh và điểm tiếp nhận hồ sơ thực tập việc điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển trực tuyến tại địa chỉ: thituyensinh.vn.
Sẽ không có tình trạng thí sinh đổ dồn về các thành phố lớn Thí sinh được điều chỉnh đăng ký xét tuyển 1 lần Hai cách đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng

Bộ GD&ĐT yêu cầu Sở GD&ĐT thông báo cho thí sinh, các điểm tiếp nhận hồ sơ biết để tham gia, đồng thời, lưu ý đây chỉ là giai đoạn thực tập phần mềm giúp thí sinh và điểm tiếp nhận hồ sơ làm quen với cách điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển.

Kết quả thực tập điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển của thí sinh trên Cổng thông tin tuyển sinh sẽ bị xóa toàn bộ sau khi kết thúc đợt chạy thử. Cổng thông tin tuyển sinh sẽ được làm mới lại để thí sinh chính thức điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển từ ngày 29/8 đến 17 giờ ngày 5/9. Điểm tiếp nhận hồ sơ tổ chức thực hiện việc rà soát, sửa sai chế độ ưu tiên, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng đăng ký xét tuyển chính thức của thí sinh phải kết thúc trước 17h ngày 7/9.

Thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng
Ảnh minh họa: nguồn Laodong.vn

Khi điều chỉnh nguyện vọng, thí sinh cần lưu ý phải sử dụng tài khoản và mật khẩu cá nhân đã được cấp để thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng đăng ký xét tuyển, kiểm tra tất cả thông tin liên quan đến thí sinh sau khi thí sinh đề nghị điểm tiếp nhận hồ sơ sửa sai, bổ sung thông tin.

Thí sinh ghi đúng mã cơ sở đào tạo, mã ngành/nhóm ngành, mã tổ hợp xét tuyển theo quy định của cơ sở đào tạo, nguyện vọng nào ghi không đúng sẽ không được hệ thống phần mềm chấp nhận và bị loại.

Thí sinh phải thực hiện đúng, đủ, hết quy trình điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển trực tuyến, sau đó thoát khỏi phần mềm điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển trực tuyến và đăng nhập lại để kiểm tra lại kết quả đã điều chỉnh.

Ngoài ra, năm 2021, Bộ GD&ĐT tiếp tục hỗ trợ các trường lọc thí sinh ảo. Tuy nhiên, phần mềm lọc ảo của Bộ GD&ĐT chỉ làm nhiệm vụ lọc bỏ những thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng cao hơn vào trường khác ra khỏi danh sách trúng tuyển dự kiến mà trường gửi lên Cổng thông tin tuyển sinh, không có chức năng điều chỉnh chỉ tiêu, điểm chuẩn mà trường đã xác định.

Do đó, các trường tự chủ trong công tác tuyển sinh và phải chịu trách nhiệm trong việc xác định chỉ tiêu, xác định điểm trúng tuyển vào các ngành/nhóm ngành đào tạo của trường; nếu trường xác định danh sách trúng tuyển dự kiến không sát với thực tế dẫn đến tuyển vượt chỉ tiêu đã đăng ký thì nhà trường và cá nhân liên quan hoàn toàn chịu trách nhiệm và sẽ bị xử lý theo quy chế tuyển sinh hiện hành. Những trường tuyển không đủ chỉ tiêu trong đợt 1 có thể tiếp tục xét tuyển các đợt bổ sung.

Trước khi lọc ảo chính thức, Bộ GD&ĐT cùng các trường sẽ có thời gian thực hành phần mềm xét tuyển và lọc ảo toàn quốc từ ngày 23/8 đến 25/8. Việc thực hiện xét tuyển và lọc ảo toàn quốc sẽ từ ngày 13/9 đến 15/9. Sau đó, các cơ sở giáo dục đại học sẽ công bố kết quả trúng tuyển (điểm chuẩn) trước 17h ngày 16/9.

P.T (tổng hợp)

Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ quy định công bố hợp quy

Đóng góp về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 10/5, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề xuất xem xét bỏ quy định công bố hợp quy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...
Xem thêm