--> -->
Dòng sự kiện:

Thiếu bãi đỗ xe… bài toán vẫn chờ lời giải!

22/12/2020 20:35

Chia sẻ
Những ngày này, Hà Nội đang ra quân xử lý phương tiện dừng, đỗ trái phép dịp cao điểm cuối năm bằng hình thức dán thông báo phạt nguội. Động thái này góp phần cải thiện đáng kể tình trạng dừng đỗ xe lộn xộn, một trong những nguyên nhân gây ùn tắc giao thông ở Thủ đô. Tuy nhiên, nếu ở góc độ tổng quan, việc xử phạt dễ làm nảy sinh tình cảnh “mạnh tay” chỗ này, “phình” chỗ khác, đặc biệt là trong bối cảnh thiếu hụt hạ tầng giao thông tĩnh như hiện tại.
Quyết liệt xử lý ô tô dừng, đỗ sai quy định Quận Hoàng Mai: Cần thêm nhiều thời gian để giải quyết dứt điểm vấn đề dân sinh bức xúc

Tràn lan xe đỗ sai quy định

Theo thống kê của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, thành phố hiện đang có khoảng 6,9 triệu phương tiện giao thông và 1,2 triệu phương tiện ngoại tỉnh thường xuyên ra vào. Lưu lượng xe không ngừng tăng nhanh không chỉ dẫn đến tình trạng ùn tắc, mất an toàn giao thông mà còn gây áp lực rất lớn lên hạ tầng giao thông tĩnh như điểm đỗ vốn mới chỉ đáp ứng được 8 - 10% nhu cầu.

Thiếu bãi đỗ xe… bài toán vẫn chờ lời giải!
Phương tiện dừng đỗ ngay trước biển cấm tại đoạn đường Giáp Nhất, gây cản trở giao thông. Ảnh: Giang Nam

Đáng chú ý, theo tính toán của các nhà chuyên môn, công suất của các điểm đỗ tại Thủ đô mới chỉ đáp ứng được gần 10% nhu cầu giao thông tĩnh, ngoài ra các điểm trông xe tại các trung tâm thương mại, tầng hầm của các tòa nhà cao tầng cũng chỉ đáp ứng được từ 3 - 4% nhu cầu. Như vậy, còn lượng lớn phương tiện còn lại tại Hà Nội chủ yếu đang đỗ tự do. Hệ lụy nhãn tiền là, không ít phương tiện phải đỗ dưới lòng đường, vỉa hè trực tiếp vi phạm trật tự giao thông và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

Theo ghi nhận, nhiều tuyến đường tại Thủ đô Hà Nội như: Phố Giáp Nhất (quận Thanh Xuân), đường Nguyễn Khuyến (quận Hà Đông)… xuất hiện tình trạng ô tô dừng đỗ tràn lan dưới lòng đường, trên vỉa hè. Đáng chú ý, tại những trục giao thông này, dù lượng người và phương tiện lưu thông qua đây cao, các ngành chức năng đã cắm biển cấm. Tuy nhiên, tình trạng đậu, đỗ xe vô tội vạ ngay dưới lòng đường khiến giao thông trên tuyến phố bị cản trở, thu hẹp. Tại khu vực chung cư HH Linh Đàm (quận Hoàng Mai); khu đô thị Văn Quán (Hà Đông)… trên nhiều trục đường giao thông quanh khu vực, tình trạng phương tiện dừng đỗ lộn xộn tương đối phổ biến.

Đáng chú ý, các khu vực này từ lâu được xem là “điểm nóng” quá tải về hạ tầng. Với đặc thù tập trung nhiều tòa chung cư, thiết kế mỗi tòa chỉ có một tầng hầm để xe. Hệ lụy nhãn tiền là, nhiều chủ phương tiện đỗ xe vào cả các ngõ, ngách, gây bất tiện cho người tham gia giao thông khác. Tương tự, khu vực cổng Bệnh viện trung ương Quân đội 108, đường Trần Hưng Đạo (quận Hai Bà Trưng) chỉ vài phút vắng bóng lực lượng chức năng, hơn chục chiếc xe taxi đã nối đuôi nhau dừng, đỗ ở lòng đường. Dù lực lượng chức năng có nhắc nhở các chủ phương tiện dừng đỗ đúng quy định nhưng khi vắng bóng lực lượng chức năng thì các xe lại thản nhiên vi phạm.

Theo tìm hiểu, tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, những hành vi ô tô dừng, đỗ không đúng nơi quy định sẽ bị xử phạt từ 100.000 – 1.200.000 đồng, với lỗi nghiêm trọng hơn thì mức phạt có thể lên đến 6.000.000 đồng. Nguyên nhân chính của việc phương tiện dừng, đỗ tràn lan bất chấp biển cấm chủ yếu xuất phát từ ý thức của một bộ phận người dân chưa cao, tiện đâu đỗ đó, khiến che khuất tầm nhìn của người và các phương tiện khác. Bên cạnh đó, trong điều kiện phương tiện ô tô ngày càng tăng, Thành phố vẫn chưa quy hoạch đủ những điểm đỗ xe khiến tình trạng này tồn tại dai dẳng.

Giải pháp trước mắt và lâu dài

Giao thông tĩnh không chỉ là nhu cầu rất lớn mà nó còn là tác nhân ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đô thị. Không khó để nhận ra, các tuyến phố nội thành vốn rất sầm uất, thu hút người dân đến mua bán, tham quan, du lịch... nếu không có chỗ đỗ xe sẽ hạn chế khả năng phát triển thương mại, du lịch của Hà Nội. Tầm quan trọng là không thể phủ nhận song Thành phố đang gặp nhiều khó khăn về hạ tầng giao thông nói chung và hạ tầng giao thông tĩnh nói riêng. Nói cách khác, khi lượng phương tiện gia tăng chóng mặt, thì bến, bãi đỗ xe công cộng theo quy hoạch vẫn trong quá trình đầu tư xây dựng, chưa hoàn chỉnh. Các điểm trông giữ phương tiện dưới lòng đường còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu trông giữ phương tiện của nhân dân, các cơ quan, đơn vị.

Nhiều chuyên gia cho rằng, để giải quyết dứt điểm tình trạng này là bài toán khó và không thể xử lý trong “sớm, chiều”, song hoàn toàn có thể hạn chế bằng việc việc tăng cường kiểm tra, giám sát… Chẳng hạn, tại khu vực Bệnh viện trung ương Quân đội 108, để giữ vững an ninh trật tự trong khu vực, liên ngành Thanh tra Giao thông vận tải, Cảnh sát Giao thông, Công an quận Hai Bà Trưng đã thống nhất phương án chốt trực nhắc nhở, xử phạt. Cụ thể, lực lượng Thanh tra Giao thông vận tải sẽ phụ trách chốt trực nhắc nhở, xử phạt từ 7 - 9 giờ hàng ngày; Đội Cảnh sát Giao thông số 1 phụ trách từ 10 - 12 giờ; Công an quận Hai Bà Trưng từ 16 - 18 giờ.

Thiếu bãi đỗ xe… bài toán vẫn chờ lời giải!
Phương tiện dừng đỗ ngay trước biển cấm tại đoạn đường Giáp Nhất, gây cản trở giao thông. Ảnh: Giang Nam

Ngoài ra, các lực lượng sẽ thường xuyên tuần tra cả ngày, kể cả ngày nghỉ, xử phạt ngay những trường hợp cố tình vi phạm. Bên cạnh việc tăng cường tuần tra, liên ngành cũng thống nhất đề xuất Sở Giao thông Vận tải Hà Nội lắp camera trên tuyến phố Trần Hưng Đạo để phục vụ công tác xử lý vi phạm qua hình ảnh đối với người điều khiển phương tiện dừng, đỗ sai quy định. Ngoài ra, một số phương án như xén một phần vỉa hè phố Trần Hưng Đạo làm điểm dừng, đỗ xe taxi (thời gian không quá 5 phút); dịch chuyển hai điểm chờ xe buýt nhằm tránh ảnh hưởng giao thông trong khu vực; nghiên cứu cấm taxi lưu thông trong giờ cao điểm buổi sáng, bố trí thêm điểm trông giữ xe máy nhằm giảm tải cho bãi đỗ tại cổng 1A Trần Hưng Đạo... cũng được nghiên cứu, đề xuất triển khai.

Rõ ràng, sự vào cuộc trên là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, về lâu dài việc sớm bố trí hạ tầng phục vụ giao thông tĩnh là đặc biệt quan trọng. Cùng với việc “mạnh tay” với vi phạm liên quan, để chặn tận gốc vấn nạn này công tác quy hoạch giao thông cần phải được chú trọng hơn. Công tác này muốn đạt hiệu quả cao không những phải giải quyết tốt về cấu trúc, lựa chọn loại phương tiện, phân bố vận tải… mà còn phải giải quyết hợp lý và đầy đủ về bố trí một hệ thống giao thông tĩnh, thuận tiện, thuận lợi và an toàn. /.

Thời gian qua Hà Nội đã có nhiều nỗ lực trong việc phát triển giao thông tĩnh. Cụ thể, Thành phố dự kiến quy hoạch 1.480 vị trí bãi đỗ xe công cộng tập trung, trong đó có 74 vị trí xây dựng bãi đỗ xe ngầm; 450 bãi đỗ xe cao tầng, còn lại là các bãi đỗ xe mặt đất. Theo đánh giá của Thành phố, mạng lưới bãi đỗ xe công cộng như quy hoạch sẽ đáp ứng khoảng 66% tổng nhu cầu đỗ xe của thành phố, nhu cầu đỗ xe còn lại được phân bổ vào công trình xây dựng (công cộng, dịch vụ, hỗn hợp, trụ sở, trường đào tạo, nhà ở cao tầng...) theo hướng tăng tầng hầm, tăng diện tích đỗ xe đảm bảo đáp ứng nhu cầu bản thân và một phần nhu cầu công cộng của khu vực xung quanh. Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là quy hoạch được trông đợi rất lâu, bởi cả cơ quan của Thành phố và nhân dân đều mong đợi một quy hoạch được triển khai trên thực tế, đáp ứng nhu cầu, khắc phục những hạn chế của quy hoạch trước đây về bến bãi đỗ xe.

Đinh Luyện

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm