--> -->
Dòng sự kiện:

Thủ đô Hà Nội đặc sắc với nghệ thuật diễn xướng dân gian

13/02/2021 09:31

Chia sẻ
Những năm gần đây, diễn xướng dân gian đã xuất hiện ở nhiều điểm văn hóa du lịch của Thủ đô, mang lại trải nghiệm văn hóa thú vị cho người dân Hà Nội và du khách.
Xem múa rối nước miễn phí tại khu Di sản Hoàng thành Thăng Long Xem múa rối nước miễn phí tại khu Di sản Hoàng thành Thăng Long

Các loại hình nghệ thuật dân gian là sự phản ánh tính cách và tâm hồn của người xưa, trong đó, diễn xướng dân gian xuất phát từ đời sống văn hóa, lao động sản xuất của người dân. Những loại hình diễn xướng dân gian có thể kể đến như chèo, quan họ, chầu văn, xẩm, ca trù, hát xoan, tuồng, hát trống quân, bài chòi, cải lương…

Trong thực tế, tại Hà Nội đã có khá nhiều nhà hát, nhiều chương trình tạo được dấu ấn, thương hiệu của mình như: Nhà hát Múa rối Thăng Long, Nhà hát Tuồng Việt Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội, các chương trình diễn xướng dân gian nằm rải rác tại các điểm du lịch, hay các sân khấu nhỏ trong các di tích.

Phố Cổ Hà Nội cũng là nơi diễn ra nhiều loại hình diễn xướng dân gian. Hầu như năm nào Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội cũng tổ chức các hoạt động diễn xướng dân gian như múa sư tử; múa, hát cửa đình; hát xoan… và những làn điệu âm nhạc dân gian đặc sắc của các vùng miền vào các dịp Tết Nguyên đán, Tết Trung thu…

Thủ đô Hà Nội đặc sắc với diễn xướng dân gian
Diễn xướng đường phố là loại hình văn hóa thu hút người dân và du khách tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm

Dịp tết 2021, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội cũng tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật âm nhạc truyền thống, giới thiệu những tinh hoa cổ nhạc Việt Nam trong một không gian đặc trưng của Phố cổ. Chương trình “Chuyện nhạc phố cổ” mừng xuân Tân Sửu 2021 cũng khúc vĩ thanh của chuỗi hoạt động văn hóa Ký ức Thăng Long với sự tham gia của các thành viên nhóm Đông Kinh Cổ nhạc.

Một trong những không gian ghi dấu ấn bởi loại hình nghệ thuật này phải kể đến không gian phố đi bộ Trịnh Công Sơn. Phố đi bộ Trịnh Công Sơn có một quảng trường vốn là vườn hoa Trịnh Công Sơn được quận Tây Hồ bố trí làm sân khấu chính - vị trí trung tâm của phố đi bộ. Tại đây vào cuối tuần khi phố đi bộ hoạt động, có các sinh hoạt văn hóa, tinh thần thu hút người dân và du khách, trong đó có các nhóm nhạc dân tộc, hát xẩm, nhạc đồng đội, nhạc trẻ, biểu diễn ảo thuật…

So với chợ đêm hay phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm thì xem hát quan họ, hát chèo và một số loại hình diễn xướng khác ở phố Trịnh Công Sơn tĩnh lặng hơn. Đặc biệt, khách đến đây còn được tương tác với các nghệ nhân qua màn lễ “mời trầu” đặc trưng quan họ. Tiếc rằng cho đến nay, Phố đi bộ Trịnh Công Sơn vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng để trở thành con phố đặc trưng cho loại hình nghệ thuật này.

Mới đây, Trung tâm Bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu Việt Nam cũng đưa vào biểu diễn thử nghiệm chương trình “Hoàng thành - Diễn xướng dân gian” tại Hoàng Thành Thăng Long, mang đến cho du khách tham quan Thủ đô một “món ăn tinh thần” thực sự hấp dẫn.

Trong nhiều không gian sống động của Thủ đô Hà Nội, những chương trình diễn xướng rộn rã âm thanh và màu sắc đã giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa, cảnh sắc, thiên nhiên và thể hiện sức sống vùng đất ngàn năm văn hiến trên con đường hội nhập và phát triển, hứa hẹn mang đến một “bữa tiệc tinh thần” thú vị cho mỗi người dân và du khách.

Bảo Thoa

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm