--> -->
Dòng sự kiện:

Tích cực xây dựng các mô hình “Dân vận khéo”

04/04/2024 10:24

Chia sẻ
Bám sát những lĩnh vực mà cấp ủy, chính quyền, chuyên môn đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, các cấp Công đoàn Thủ đô và đông đảo cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động đã tích cực đăng ký xây dựng, thực hiện các mô hình “Dân vận khéo”.
Chung khảo Hội thi báo cáo viên mô hình “Dân vận khéo” Quận Đống Đa: Lan tỏa các mô hình “Dân vận khéo”

Theo đó, các cấp Công đoàn Thủ đô đã đăng ký xây dựng, thực hiện các mô hình “Dân vận khéo” theo 4 lĩnh vực, gồm: Kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị. Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, năm 2024, đã có 1.129 tập thể đăng ký mô hình “Dân vận khéo” và 7.204 cá nhân đăng ký mô hình “Dân vận khéo”.

Tích cực xây dựng các mô hình “Dân vận khéo”
Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân là một trong những mô hình “Dân vận khéo” của tổ chức Công đoàn Thủ đô đang được triển khai hiệu quả.

Cụ thể, ở lĩnh vực kinh tế có 230 mô hình “Dân vận khéo” tập thể, 1.238 mô hình “Dân vận khéo” cá nhân đã được đăng ký. Các mô hình có nội dung phát huy tinh thần năng động, chủ động, sáng kiến, sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả dựa trên đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, bảo vệ môi trường; xây dựng các chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm; vận động và phát huy vai trò chủ thể của công nhân, viên chức, lao động trong phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô một cách hiệu quả, bền vững.

Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, các cấp Công đoàn Thủ đô tiếp tục xây dựng mô hình “Dân vận khéo” thực hiện 3 lĩnh vực trọng điểm của Thành phố là: Y tế, giáo dục và văn hóa. Đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động tích cực chung tay bảo vệ môi trường, tìm hiểu kiến thức và thực hiện các biện pháp bảo vệ, nâng cao sức khỏe, tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với xây dựng đời sống văn hóa mới, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; giữ gìn cảnh quan và các phong tục, truyền thống tốt đẹp; vận động đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động thực hiện tốt 2 Bộ quy tắc ứng xử của Thành phố, góp phần xây dựng văn hóa lành mạnh, tiến bộ, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh,…

Đã có 467 mô hình “Dân vận khéo” tập thể, 3.446 mô hình “Dân vận khéo” cá nhân đã được đăng ký trong lĩnh vực văn hóa - xã hội. Tiêu biểu như mô hình “Đẩy mạnh xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động mô hình Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân”, “Nâng cao hiệu quả xây dựng Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”.

Ở lĩnh vực an ninh - quốc phòng, các cấp Công đoàn Thủ đô tiếp tục xây dựng 218 mô hình “Dân vận khéo” tập thể. Các mô hình hướng đến tuyên truyền, vận động đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động tích cực tham gia phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đấu tranh, tố giác tội phạm; tuyên truyền, vận động đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động hiểu, cảnh giác và tích cực đấu tranh với các luận điệu sai trái, thù địch, nhất là trên môi trường mạng, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc; vận động đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động và các Công đoàn cơ sở, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chủ động trang bị phương án phòng cháy, chữa cháy; xây dựng Tủ sách Công đoàn tại các Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân; nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt tình hình dư luận xã hội trong công nhân, viên chức, lao động...

Ở lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị, đã có 1.050 cá nhân đăng ký mô hình “Dân vận khéo” trong việc thực hiện chủ đề công tác “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” gắn với Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 7/8/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội”. Ngoài ra, mô hình “Vận động công nhân lao động tích cực tham gia phong trào “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi, phấn đấu trở thành Công nhân giỏi Thủ đô”, “Đặt mình vào vị trí của người lao động trong giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo” đang được LĐLĐ thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả.

Theo LĐLĐ thành phố Hà Nội, thông qua việc triển khai đăng ký xây dựng, thực hiện mô hình “Dân vận khéo” nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động và các cấp Công đoàn về vị trí, vai trò của công tác dân vận, phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong giai đoạn hiện nay gắn với thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, các chương trình công tác của Thành ủy, của địa phương, đơn vị, chủ đề công tác năm của Thành phố là “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”.

Thời gian tới, các cấp Công đoàn Thủ đô sẽ tiếp tục bồi dưỡng, duy trì, nhân rộng mô hình “Dân vận khéo” tiêu biểu đã được công nhận; tích cực trao đổi, học tập kinh nghiệm, phổ biến cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trong triển khai thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại địa phương, cơ quan, đơn vị; đẩy mạnh tuyên truyền về các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” bằng nhiều hình thức, qua đó góp phần lan tỏa và động viên cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động tham gia xây dựng, thực hiện mô hình “Dân vận khéo”.

Mai Quý

Người thợ gò hàn nhiệt huyết, trách nhiệm với nghề

Xuất phát điểm là công nhân gò hàn, với tinh thần “không ngừng học hỏi, không ngừng sáng tạo” anh Vương Như Thao được giao nhiệm vụ Phó ca sản xuất của Xưởng cơ khí Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn (Chương Mỹ - Hà Nội). Dù ở bất cứ vị trí làm việc nào, anh Thao cũng luôn tiên phong, gương mẫu, trách nhiệm trong công việc, có nhiều sáng kiến, sáng tạo làm lợi cho Công ty và là tấm gương sáng được nhiều đồng nghiệp yêu quý và kính trọng.

Cần biện pháp ứng phó hiệu quả hơn để phòng, chống lừa đảo trực tuyến

Năm 2024 thiệt hại do lừa đảo trực tuyến ước khoảng 18.900 tỷ đồng. Các chuyên gia cảnh báo trong năm 2025, Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với những thách thức lớn về an ninh mạng. Lừa đảo trực tuyến không chỉ gây thiệt hại kinh tế của người dùng mà còn làm suy giảm niềm tin của công chúng và kìm hãm tiềm năng đổi mới của công nghệ di động, ảnh hưởng tới chương trình chuyển đổi số quốc gia, do đó cần những biện pháp ứng phó hiệu quả hơn.

Độ tuổi được chọn làm lãnh đạo xã, phường mới ở Hà Nội

Những đồng chí lần đầu tham gia cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (gồm các tổ chức chính trị - xã hội), lần đầu chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo, quản lý cao hơn phải còn thời gian công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ trở lên tại thời điểm bắt đầu tổ chức đại hội.

Gắn kết trường nghề, doanh nghiệp và thị trường lao động

Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp (GDNN) Thủ đô với thị trường lao động năm 2025 đã tạo cầu nối hiệu quả giữa các cơ sở GDNN với doanh nghiệp và thị trường lao động; đẩy mạnh tuyên truyền tới học sinh về định hướng nghề nghiệp, tiếp cận cơ hội học tập và việc làm phù hợp…
Xem thêm