--> -->
Dòng sự kiện:

Tòa án nhân dân Tối cao yêu cầu 12 tỉnh, thành phố thuộc nhóm nguy cơ cao tiếp tục tạm dừng xét xử

17/04/2020 06:52

Chia sẻ
Để tập trung phòng chống dịch Covid-19 một cách hiệu quả, ngày 16/4, Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao có công văn hỏa tốc yêu cầu toà án tại 12 tỉnh, thành phố thuộc nhóm nguy cơ cao tiếp tục tạm dừng xét xử tới ngày 22/4.
toa an nhan dan toi cao yeu cau 12 tinh thanh pho thuoc nhom nguy co cao tiep tuc tam dung xet xu Mua thuốc hạ sốt phải khai báo y tế: biện pháp cần thiết để sàng lọc phòng dịch
toa an nhan dan toi cao yeu cau 12 tinh thanh pho thuoc nhom nguy co cao tiep tuc tam dung xet xu Cuộc sống trong tâm dịch của người dân Hạ Lôi

Ngày 16/4/2020, TAND Tối cao có công văn hỏa tốc số 127/TANDTC-VP về việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 gửi đến các đơn vị trong Ngành yêu cầu thực hiện nghiêm kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp ngày 15/4/2020 sơ kết thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.

Theo đó, để góp phần tích cực vào việc phòng, chống dịch bệnh; đồng thời duy trì các hoạt động bình thường của Tòa án các cấp, Chánh án TAND Tối cao yêu cầu Chánh án các Tòa án, Thủ trưởng các đơn vị thuộc TAND tối cao tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm một số nội dung.

toa an nhan dan toi cao yeu cau 12 tinh thanh pho thuoc nhom nguy co cao tiep tuc tam dung xet xu

Tòa án tại 12 tỉnh thành phố thuộc nhóm nguy cơ cao tiếp tục tạm ngừng xét xử đến hết ngày 22/4. (Ảnh minh họa: Lê Thắm)

Các tòa án đặt tại các tỉnh, thành phố thuộc nhóm nguy cơ cao gồm 12 địa phương Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh và Hà Tĩnh tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 15 và 16 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 02 ngày 10/3 của chánh án TAND Tối cao và Công văn số 118, số 113 của TAND Tối cao ngày 30 và 31/3.

Cụ thể, tiếp tục thực hiện cách ly xã hội đến hết 24 giờ ngày 22/4 trong phạm vi tỉnh, thành phố; tiếp tục tạm dừng xét xử và giải quyết các vụ án, vụ việc theo Chỉ thị 02. Các vụ án, vụ việc đã hết thời hạn (kể cả thời gian gia hạn) và bắt buộc phải mở phiên tòa, phiên họp thì thực hiện quy định của pháp luật tố tụng nhưng phải thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch.

Công chức, người lao động của tòa án tiếp tục sử dụng công nghệ thông tin để làm việc tại nhà, trường hợp cần thiết theo yêu cầu của thủ trưởng đơn vị. Các tỉnh, thành phố phát sinh ổ dịch mới được Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 công bố bổ sung thuộc nhóm nguy cơ cao thì chánh án tòa án địa phương chủ động thực hiện các yêu cầu phòng, chống dịch nêu trên.

Các tòa án đặt tại các tỉnh, thành phố thuộc nhóm nguy cơ, nhóm nguy cơ thấp tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 15 của Thủ tướng Chính phủ. Đó là tổ chức xét xử giải quyết các vụ án theo quy định của tố tụng nhưng phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, chỉ triệu tập những người tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng tham dự phiên tòa, phiên họp.

Hạn chế tổ chức các phiên tòa, phiên họp tập trung trên 20 người trong một phòng; yêu cầu thực hiện giữ khoảng cách 2 m giữa người với người trong phòng xử và nơi làm việc. Bố trí phòng xử trực tuyến để đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa người và người. Công chức, người lao động đến tòa làm việc, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng phải thực hiện nghiêm các yêu cầu giãn cách xã hội, đo thân nhiệt, sát khuẩn tay, đeo khẩu trang... trong suốt thời gian làm việc.

TAND Tối cao cũng yêu cầu công chức, người lao động, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khi đến tòa án phải tự giác khai báo thông tin về lịch sử tiếp xúc với người dương tính virus SARS-CoV- 2 và lịch sử di chuyển, đi lại đến các địa phương có dịch. Công chức, người lao động có lịch sử tiếp xúc đi lại tới vùng có dịch được yêu cầu làm việc tại nhà.

Bên cạnh đó, trong thời gian này, các Tòa án ưu tiên đưa ra xét xử, giải quyết các vụ chuẩn bị hết thời hạn xét xử, giải quyết; các vụ án liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19; các vụ việc phục vụ cho nhiệm vụ chính trị địa phương; các vụ án nghiêm trọng dư luận xã hội quan tâm…

PV

Cần biện pháp ứng phó hiệu quả hơn để phòng, chống lừa đảo trực tuyến

Năm 2024 thiệt hại do lừa đảo trực tuyến ước khoảng 18.900 tỷ đồng. Các chuyên gia cảnh báo trong năm 2025, Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với những thách thức lớn về an ninh mạng. Lừa đảo trực tuyến không chỉ gây thiệt hại kinh tế của người dùng mà còn làm suy giảm niềm tin của công chúng và kìm hãm tiềm năng đổi mới của công nghệ di động, ảnh hưởng tới chương trình chuyển đổi số quốc gia, do đó cần những biện pháp ứng phó hiệu quả hơn.

Độ tuổi được chọn làm lãnh đạo xã, phường mới ở Hà Nội

Những đồng chí lần đầu tham gia cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (gồm các tổ chức chính trị - xã hội), lần đầu chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo, quản lý cao hơn phải còn thời gian công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ trở lên tại thời điểm bắt đầu tổ chức đại hội.

Gắn kết trường nghề, doanh nghiệp và thị trường lao động

Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp (GDNN) Thủ đô với thị trường lao động năm 2025 đã tạo cầu nối hiệu quả giữa các cơ sở GDNN với doanh nghiệp và thị trường lao động; đẩy mạnh tuyên truyền tới học sinh về định hướng nghề nghiệp, tiếp cận cơ hội học tập và việc làm phù hợp…

Dự báo bất ngờ về giá xăng dầu tuần tới

Giá dầu thế giới ghi nhận tuần tăng hơn 4%. Giá xăng dầu trong nước đã lập cú đúp giảm trong tuần này. Chuyên gia dự báo trong kỳ điều hành giá tới, giá xăng dầu có thể sẽ được điều chỉnh trái chiều theo hướng xăng tăng, dầu giảm.
Xem thêm