--> -->
Dòng sự kiện:

Tòa phúc thẩm bác toàn bộ kháng cáo vụ Ethanol Phú Thọ

29/09/2021 21:18

Chia sẻ
Chiều 29/9, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa ra phán quyết đối với các bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol Phú Thọ.
Xét xử phúc thẩm vụ Ethanol Phú Thọ: Không đồng ý để Công ty Mai Phương bồi thường thay cho Trịnh Xuân ThanhXét xử phúc thẩm vụ Ethanol Phú Thọ: Công ty Mai Phương đề nghị bồi thường 13 tỷ thay Trịnh Xuân Thanh

Theo đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã quyết định tuyên y án sơ thẩm đối với các bị cáo. Cụ thể, về trách nhiệm hình sự, bị cáo Vũ Thanh Hà (nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học dầu khí - PVB) nhận: 6 năm 6 tháng tù; Phạm Xuân Diệu (nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC) 3 năm 6 tháng tù; Lê Thanh Thái (nguyên Trưởng phòng Kinh doanh, PVB) 2 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

Tòa phúc thẩm ra phán quyết vụ Ethanol Phú Thọ
Tòa án cấp phúc thẩm bác toàn bộ kháng cáo của 6 bị cáo.

Cùng tội danh, 3 bị cáo còn lại là Nguyễn Xuân Thủy (nguyên Phó Trưởng Phòng Đầu tư dự án, PVB), Khương Anh Tuấn (nguyên Phó trưởng Phòng Thương mại, PVB) và Hoàng Đình Tâm (nguyên Kế toán trưởng PVB) mỗi người nhận 2 năm 6 tháng tù.

Về trách nhiệm dân sự, tòa buộc các bị cáo phải liên đới bồi thường thiệt hại cho PVB. Trong đó, bị cáo Vũ Thanh Hà bồi thường 100 tỷ đồng, Phạm Xuân Diệu, Lê Thanh Thái, Nguyễn Xuân Thủy, Khương Anh Tuấn, Hoàng Đình Tâm mỗi người 10 tỷ đồng.

Theo nhận định của Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm, hành vi của các bị cáo nguy hiểm cho xã hội và không có tình tiết giảm nhẹ nào mới để xem xét cho các bị cáo.

Việc xét xử các bị cáo theo tội danh “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” là đúng, có căn cứ.

Đồng thời, Hội đồng xét xử phúc thẩm cũng cho rằng, bản án sơ thẩm đã đánh giá mức bồi thường của từng bị cáo khác nhau. Việc phân chia như phán quyết của tòa án cấp sơ thẩm là phù hợp, không có căn cứ chấp nhận kháng cáo xin miễn giảm trách nhiệm bồi thường của các bị cáo.

Ngoài các bị cáo, tòa cũng bác kháng cáo của Công ty TNHH Đầu tư Mai Phương (Công ty Mai Phương), liên quan đến việc xin trả lại quyền sử dụng khu đất 3.400m2 tại thị trấn Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Tòa phúc thẩm cho rằng khu đất 3.400 m2 tại thị trấn Tam Đảo được mua và chuyển nhượng từ số tiền sử dụng bất hợp pháp của PVC.

Chủ trương góp vốn từ PVC vào Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Kinh Bắc của Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC) là để che giấu động cơ của ông Thanh và đồng phạm. Chính vì vậy, tòa sơ thẩm quyết định giao quyền sử dụng khu đất cho PVC là hoàn toàn có căn cứ.

Đối với quan hệ dân sự liên quan đến việc góp vốn cũng như chuyển nhượng khu đất giữa PVC Kinh Bắc, PVC và Công ty Mai Phương, toà phúc thẩm nhấn mạnh nếu các bên nếu có tranh chấp thì có quyền khởi kiện ở một vụ án khác.

L.T

Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động

Xác định công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chú trọng triển khai công tác tuyên truyền thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường truyền thông trực tuyến phù hợp với thời gian làm việc của cán bộ, đoàn viên, người lao động và xu thế truyền thông hiện đại.

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 phải đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới, trong đó cần tập trung vào đột phá đổi mới phương thức hoạt động gắn với địa bàn dân cư; đồng thời đề ra 10 chỉ tiêu cho nhiệm kỳ.
Xem thêm