--> -->
Dòng sự kiện:

Xét xử phúc thẩm vụ Ethanol Phú Thọ: Không đồng ý để Công ty Mai Phương bồi thường thay cho Trịnh Xuân Thanh

28/09/2021 14:20

Chia sẻ
Sáng 28/9, Viện Kiểm sát nhân dân Cấp cao tại Hà Nội thực hành quyền công tố nêu quan điểm và đề nghị mức án đối với 6 bị cáo có kháng cáo trong vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol Phú Thọ.
Xét xử phúc thẩm vụ Ethanol Phú Thọ: Công ty Mai Phương đề nghị bồi thường 13 tỷ thay Trịnh Xuân Thanh Xét xử phúc thẩm vụ Ethanol Phú Thọ: Công ty Mai Phương xin tạm hoãn phiên tòa

Đưa quan điểm tại phiên phúc thẩm, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng tòa sơ thẩm đã áp dụng hết các tình tiết giảm nhẹ, bản án sơ thẩm phù hợp với những sai phạm mà các bị cáo phạm tội. Do đó, Viện Kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xem xét lại phần trách nhiệm bồi thường của bị cáo Vũ Thanh Hà, Phạm Xuân Diệu và Lê Thanh Thái; không chấp nhận kháng cáo xin miễn trách nhiệm dân sự của các bị cáo Nguyễn Xuân Thủy, Khương Anh Tuấn và Hoàng Đình Tâm.

Xét xử phúc thẩm vụ Ethanol Phú Thọ: Không đồng ý để Công ty Mai Phương bồi thường thay cho Trịnh Xuân Thanh
Các bị cáo tại tòa.

Theo đại diện Viện Kiểm sát, về nhân thân, các bị cáo đều chưa có tiền án, tiền sự. Trong quá trình điều tra, xét xử đã thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình.

Trên cơ sở đánh giá tính chất hành vi và hậu quả tội phạm, cũng như nhân thân và các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo… Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo Vũ Thanh Hà 6 năm 6 tháng tù; Phạm Xuân Diệu 3 năm 6 tháng tù và Lê Thanh Thái 24 tháng tù đều là mức hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng và đã có lợi cho bị cáo, đã phân hóa đúng vai trò đồng phạm. Do đó, cần giữ nguyên để đảm bảo tính răn đe giáo dục và phòng ngừa chung.

Về trách nhiệm dân sự, các bị cáo gây thiệt hại số tiền hơn 543 tỷ đồng. Theo quy định tại Điều 587 Bộ luật Dân sự, trách nhiệm bồi thường được xác định tương ứng với múc độ lỗi của các bị cáo. Trong vụ án này, Vũ Thanh Hà có mức độ lỗi đứng thứ 3 (sau bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh) nên phải chịu 18,42% thiệt hại (100 tỷ đồng), Phạm Xuân Diệu và Lê Thanh Thái là đồng phạm giúp sức thứ yếu nên mỗi người phải bồi thường 7% thiệt hại (10 tỷ đồng) như cấp sơ thẩm đã xác định là có căn cứ, phù hợp nên Viện Kiểm sát đề nghị giữ nguyên.

Về kháng cáo của Công ty TNHH Đầu tư Mai Phương (Công ty Mai Phương) về việc xin trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Viện Kiểm sát cho rằng tháng 6/2011 Công ty Mai Phương được thành lập, thực chất do Trịnh Xuân Thanh thành lập và nhờ bố đẻ là ông Trịnh Xuân Giới đứng tên. Ngày 10/6/2011, Đỗ Văn Hồng đại diện Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Kinh Bắc (PVC Kinh Bắc) đã ký hợp đồng chuyển nhượng cho ông Trịnh Xuân Giới, đại diện Công ty Mai Phương, diện tích 3.400 m2 đất tại Tam Đảo với giá là 23,8 tỷ đồng.

Ngày 26/8/2015, ông Trịnh Xuân Giới làm thủ tục chuyển nhượng Công ty Mai Phương cho bà Trần Dương Nga (vợ của bị can Trịnh Xuân Thanh). Ngày 24/6/2016, bà Trần Dương Nga làm thủ tục chuyển nhượng Công ty Mai Phương cho ông Kiều Đào Lâm với giá 45 tỷ đồng. Ông Lâm nhận chuyển nhượng toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ của Công ty Mai Phương, trong đó có 3.400 m2.

Viện Kiểm sát đánh giá diện tích 3.400m2 Tam Đảo được nhận chuyển nhượng bằng tiền có nguồn gốc của Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) đã bị sử dụng trái pháp luật. Do đó, cần xác định PVC là chủ thể có quyền sử dụng hợp pháp thửa đất trên.

Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên trả lại cho PVC sử dụng 3.400 m2 là phù hợp với căn cứ theo quy định tại Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự. Do đó, không có cơ sở chấp nhận kháng cáo của Công ty Mai Phương về việc xin lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên và việc bồi thường thay cho Trịnh Xuân Thanh và Đỗ Văn Hồng.

L.T

Cần có quy định về ứng dụng công nghệ trong công tác quy hoạch

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị bổ sung, thiết kế điều riêng quy định về ứng dụng công nghệ trong công tác quy hoạch, đặc biệt là ứng dụng các công nghệ thông tin, big data, trí tuệ nhân tạo; có các quy định mang tính nguyên tắc để tạo kết nối liên thông về cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực quy hoạch.

Hiệu quả từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đã và đang phát huy hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội của quận cũng như Thành phố.

Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Lễ báo công dâng Bác

Trong không khí thi đua sôi nổi của Tháng Công nhân năm 2025 và kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2025), ngày 9/5/2025, tại Khu di tích lịch sử K9 - Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội), Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ báo công dâng Bác.

Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ quy định công bố hợp quy

Đóng góp về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 10/5, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề xuất xem xét bỏ quy định công bố hợp quy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Xem thêm