--> -->
Dòng sự kiện:

Tốc độ sụt lún tại TP.HCM cao gấp 2 lần mực nước biển dâng

09/11/2024 08:36

Chia sẻ
Ngày 8/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) diễn ra hội thảo với chủ đề “Thực trạng vấn đề sụt lún đất và ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế bền vững của TP.HCM”.
Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất tiếp tục được giữ lại ít nhất 21% ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh: Trao bằng khen cho các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ dự án metro số 1 TP.HCM: Xây dựng hệ thống y tế trở thành trung tâm chăm sóc sức khỏe của khu vực ASEAN

Tại hội thảo, Phòng đo đạc, bản đồ và viễn thám thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM thông tin, tình trạng sụt lún tại Thành phố diễn biến liên tục từ năm 1990 đến nay, với tốc độ lún tích lũy khoảng 100cm. Tính trung bình, tốc độ lún hiện nay khoảng 2-5cm mỗi năm. Riêng những khu vực tập trung như các công trình thương mại, với tốc độ lún khoảng 7-8cm mỗi năm.

Các kết quả khảo sát và quan trắc, ghi nhận hiện tượng lún trên 10cm trong vòng 10 năm (2005 - 2015) tại các huyện Bình Chánh, phía Nam quận Bình Tân, quận 8, phía Tây quận 7, phía Tây Bắc quận 2 (cũ), phía Đông quận 12, phía Tây Nam quận Thủ Đức (cũ), phía Tây Bắc huyện Nhà Bè, với tổng diện tích 239km2.

Phễu lún có tốc độ cao tại các mốc ở Trung tâm Văn hóa thể dục thể thao quận Bình Tân là 73,3cm/10 năm; mốc tại Khu công nghiệp Tân Tạo là 73,2cm/10 năm và mốc tại Trung tâm y tế Bình Chánh là 44cm/10 năm.

Tốc độ sụt lún tại TP.HCM cao gấp 2 lần mực nước biển dâng
Quang cảnh Hội thảo với chủ đề “Thực trạng vấn đề sụt lún đất và ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế bền vững của TP.HCM”.

Theo PGS.TS Huỳnh Quyền - Hiệu trưởng Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, tốc độ lún nền đất tại TP.HCM đang cao gấp khoảng 2 lần mực nước biển dâng. Mặt khác, sụt lún đất kết hợp với triều cường và mực nước biển dâng làm cho nguy cơ thành phố ngày càng “chìm dần” và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển lâu dài của thành phố.

Cũng tại hội thảo, nhiều chuyên gia cho rằng, nền địa chất trên địa bàn có những vùng có tốc độ lún cao trên 10mm/năm là những nơi có nền địa chất yếu, đóng vai trò rất lớn trong việc làm biến dạng mặt đất (lún). Kế đến, tác động của hoạt động giao thông, trong đó có nơi hoạt động giao thông tần suất lớn, tải trọng lớn. Thêm vào đó, tác động do công trình dân dụng (nhà, chung cư, cao ốc,...) gây lún chỉ có tính nhất thời và bề mặt sẽ ổn định, không bị lún hoặc lún rất ít, đều theo thời gian.

Điều đáng nói, tác động do khai thác nước ngầm cũng là nguyên nhân gây sụt lún. Hiện nay, thành phố đã hạn chế tối đa và công suất khai thác nước ngầm cho phép thấp, được kiểm soát, hạn chế tối đa không gây ra hiện tượng sụt giảm mực nước ngầm.

Trong khi đó, theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, từ năm 2022, thành phố triển khai xây dựng 4 điểm mốc độ cao thế kỷ, dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Các mốc đặt tại khuôn viên Khu công nghệ phần mềm; khuôn viên Ủy ban nhân dân xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi; khuôn viên Khu văn hóa Láng Le thuộc xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh và Nhà thiếu nhi huyện Cần Giờ.

Việc xây dựng các điểm mốc độ cao thế kỷ (được khoan, chôn sâu tới tầng địa chất ổn định) sẽ giúp đảm bảo phục vụ lâu dài cho công tác quy hoạch, xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM, nhất là ứng phó với biến đổi khí hậu, tình trạng triều cường và sụt lún mặt đất đang diễn biến ngày càng phức tạp trên địa bàn.

Tốc độ sụt lún tại TP.HCM cao gấp 2 lần mực nước biển dâng
Sụt lún gây ngập lụt tại TP.HCM.

Bên cạnh đó, để giảm tình trạng sụt lún trên diện rộng, thành phố cần đồng bộ triển khai các giải pháp như chú trọng đến vấn đề quy hoạch, giảm khai thác nước ngầm... Đồng thời, thành phố cần đầu tư một hệ thống giám sát thường xuyên và dự báo về tình hình sụt lún nền đất trên địa bàn nhằm đưa ra các quyết sách phù hợp với điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết, hiện nay, Thành phố rất cần công cụ để kịp thời dự báo, phát hiện sớm tình trạng sụt lún bề mặt đất. Từ đó, giảm thiểu rủi ro của tình trạng này, vốn đang có diễn biến khá phức tạp.

Không những vậy, hiện TP.HCM cũng đang triển khai nhiều giải pháp chống ngập úng do triều cường và mưa lớn. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ cũng bày tỏ lo ngại, khi nhiều khu dân cư mới mọc lên gây tác động, ảnh hưởng đến các đối tượng khu dân cư xung quanh. Trong đó, nhà xây sau có xu hướng xây cao hơn nhà xây trước cũng sẽ khiến nguy cơ sụt lún trở lên khó lường và diễn biến phức tạp. Do đó, thành phố rất cần tham vấn giải pháp để giải quyết tình trạng sụt lún và mong muốn được nhiều chuyên gia, nhà khoa học góp ý, hiến kế giúp Thành phố.

Thành Đồng

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm