
Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông
21/04/2025 07:33
Ùn tắc - vấn đề nan giải
Giao thông là một trong những lĩnh vực nhận được sự quan tâm đầu tư rất lớn, được ưu tiên hàng đầu để tạo đột phá chiến lược, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.
Tuy nhiên, tại Hà Nội, tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội diễn biến ngày một phức tạp. Theo thống kê, đầu năm 2024, Thành phố có 33 điểm ùn tắc giao thông. Tính đến hết tháng 11/2024 đã xử lý được 13/33 điểm, nhưng lại phát sinh 16 điểm, nâng tổng số thành 36 điểm ùn tắc.
![]() |
Tại nút giao thông Hoàng Quốc Việt - Nghĩa Tân (ngõ 106 Hoàng Quốc Việt), đơn vị thi công thực hiện xén dải phân cách giữa để mở rộng làn đường rẽ trái từ Hoàng Quốc Việt vào đường Nghĩa Tân và ngõ 106 Hoàng Quốc Việt, chiều dài 30m rộng gần 4m (diện tích 113 m2). Ảnh: Đinh Luyện |
Theo ghi nhận, trên địa bàn Thành phố có không ít điểm ùn tắc gần như mạn tính, suốt nhiều năm liền gây bức xúc cho người dân và các doanh nghiệp vận tải. Chẳng hạn như: nút ngã ba Xa La, ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến, nút phía Bắc cầu Chương Dương, nút Đại lộ Thăng Long về trung tâm thành phố…
Nhiều tuyến đường, nút giao thông có mật độ phương tiện tham gia giao thông lớn, nhất là vào khung giờ cao điểm. Đường Vành đai 3 trên cao là ví dụ. Theo tính toán, hiện trục giao thông này có lưu lượng 122.606 xe/ngày đêm, gấp 8,1 lần lưu lượng thiết kế; lưu lượng phương tiện qua cầu Thanh Trì, cầu Chương Dương đều gấp hơn tám lần năng lực thiết kế. Dễ hiểu vì sao, chỉ cần có một vụ va chạm nhỏ hoặc khi thời tiết thay đổi, cuối các kỳ nghỉ lễ… là giao thông tại các tuyến này lại trở nên căng thẳng.
Anh Nguyễn Văn Tuyến (45 tuổi) một tài xế taxi công nghệ chia sẻ, anh đã từng mất khoảng 1 tiếng 20 phút cho lộ trình Vành đai 3 - cầu Thanh Trì. "Con cái, gia đình, cơm nước, nên mất thời gian nhiều trên đường thì cũng ảnh hưởng công việc gia đình", anh Nguyễn Văn Tuyến bức xúc.
![]() |
Mật độ phương tiện giao thông tăng cao là một trong những nguyên nhân gây ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Ảnh: Đinh Luyện |
Theo tìm hiểu từ những tài xế xe công nghệ, với Hà Nội, tốc độ di chuyển trung bình của xe ô tô vào khoảng dưới 20km/h ở đô thị, bao gồm cả trong và ngoài giờ cao điểm, nhưng trong giờ cao điểm có thể giảm đi vài ba lần. Nếu đặt bản đồ cho hành trình từ trung tâm ra các quận ven đô như Hà Đông, Cầu Giấy… trong giờ cao điểm, người lái xe ô tô sẽ mất gần 1 giờ đồng hồ cho quãng đường 10km, tốc độ trung bình chậm hơn xe đạp, khoảng 10km/h, trải nghiệm thực tế có thể tệ hơn nếu giao thông có sự cố.
Thực tế, nguyên nhân tình trạng ùn ứ giao thông trên địa bàn Hà Nội ngày một nghiêm trọng là bởi tốc độ gia tăng phương tiện giao thông cá nhân trên địa bàn Hà Nội tăng cao, trong khi tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông lại quá hạn chế. Sự chênh lệch này khiến mật độ giao thông trên nhiều tuyến đường vượt quá lưu lượng thiết kế, đặc biệt là vào khung giờ cao điểm.
Linh hoạt các giải pháp
Hà Nội, với tốc độ phát triển đô thị ngày càng mạnh mẽ, để giải quyết vấn đề ùn tắc, các giải pháp đồng bộ đã được triển khai, bao gồm phân luồng giao thông hợp lý, tuyên truyền vận động Nhân dân hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, và tăng cường phương tiện vận tải công cộng. Đặc biệt, một trong những giải pháp nổi bật là xén vỉa hè và thu hẹp dải phân cách giữa các tuyến đường nhằm giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông tại những điểm nóng…
Các tuyến phố như Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh, Vành đai 2 (đường Láng), Vành đai 3 (Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Xiển, Nghiêm Xuân Yêm), và Đại lộ Thăng Long đã được cải tạo thông qua việc xén dải phân cách và mở rộng lòng đường. Sau khi hoàn thành, tình hình giao thông tại những khu vực này đã có sự chuyển biến tích cực, giúp giảm tải đáng kể ùn tắc, đồng thời tạo ra một bộ mặt đô thị khang trang và hiện đại hơn.
![]() |
Lòng đường được mở rộng sẽ góp phần tích cực giúp phương tiện lưu thoát. Ảnh: Đinh Luyện |
Mới đây nhất, Sở Xây dựng Hà Nội đã đồng ý để Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông thực hiện xén dải phân cách tại các nút giao Nguyễn Phong Sắc - Xuân Thuỷ, nút Hoàng Quốc Việt - Nghĩa Tân - ngõ 106 (quận Cầu Giấy); đường Khuất Duy Tiến (đoạn hầm chui Trung Hòa) để mở rộng nút giao thông, giúp tránh xung đột và giảm ùn tắc giao thông.
Theo ghi nhận của Lao động Thủ đô tại nút Nguyễn Phong Sắc - Xuân Thuỷ, hiện đơn vị thi công thực hiện xén hè mở rộng làn rẽ phải từ Nguyễn Phong Sắc sang đường Xuân Thuỷ, chiều dài xén 35m chiều rộng trung bình 2m. Được biết, khi việc xén hè hoàn thành, tuyến giao thông này sẽ có thêm làn xe mở rộng, các phương tiện đến ngã tư sẽ có một làn riêng để rẽ phải sang đường Xuân Thủy, giảm sự chờ đợi, ùn ứ.
Em Nguyễn Quang Anh (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên Truyền) cho biết, thời gian trước đây khu vực nút giao Nguyễn Phong Sắc - Xuân Thủy thường xuyên ùn tắc. Nguyên nhân là vì nơi đây tập trung nhiều trường học, nhất là vào đầu giờ sáng, giờ cao điểm, sinh viên, học sinh đi học. Em Em Nguyễn Quang Anh hi vọng, sau khi đường mở rộng ra, phương tiện lưu thông sẽ thoáng đãng hơn, từ đó giảm thiểu được tình trạng tắc đường.
![]() |
Theo tìm hiểu, việc xén vỉa hè, dải phân cách để mở rộng đường được Hà Nội thực hiện từ lâu, đến nay nhiều tuyến đã được cải tạo theo hình thức này. Đây là giải pháp ngắn hạn nhưng cấp thiết để giảm áp lực giao thông tại những vị trí đang quá tải. Ảnh: Đinh Luyện |
Tương tự, tại nút Hoàng Quốc Việt - Nghĩa Tân - ngõ 106 Hoàng Quốc Việt, theo ghi nhận hiện đơn vị thi công thực hiện xén dải phân cách giữa để mở rộng làn đường rẽ trái từ Hoàng Quốc Việt vào đường Nghĩa Tân và ngõ 106 Hoàng Quốc Việt, chiều dài 30m, rộng gần 4m (diện tích 113 m2). Việc xén dải phân cách giữa đã gần hoàn thiện. Theo kế hoạch, khi nút giao thông được xử lý sẽ góp phần mở rộng nút giao, tăng lưu thoát các dòng xe, giảm ùn tắc giao thông.
Được biết, đây không phải là lần đầu các ngành chức năng tổ chức xén vỉa hè, điều chỉnh giải phân cách để giảm ùn tắc. Theo tìm hiểu, từ cuối năm 2017, Hà Nội bắt đầu "xén bớt" dải phân cách đường Nguyễn Chí Thanh để mở rộng lòng đường. Đến tháng 1/2019, Thành phố tiếp tục xén hè, mở rộng không gian lưu thông tại các tuyến đường Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, Nghiêm Xuân Yên - Nguyễn Xiển và đường Láng.
Rõ ràng, việc xén hè, điều chỉnh dải phân cách là giải pháp cần thiết trong bối cảnh đường phố Hà Nội đang ngày càng trở nên đông đúc phương tiện giao thông như hiện nay. Tuy nhiên, về lâu dài, để giải bài toán ùn tắc giao thông đô thị, các ngành chức năng cần có những giải pháp đồng bộ và quy hoạch chi tiết mới có thể đem lại kết quả bền vững.

Cầu Giấy: Biểu dương 111 "Công nhân giỏi" và 312 "Sáng kiến, sáng tạo" tiêu biểu năm 2025

Hà Nội ban hành giá dịch vụ xe khách khi ra vào bến xe

Gần 3.000 vị trí, mức lương hấp dẫn tại Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025

Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành ở Đồng Nai khiến hai người chết

Bổ sung thêm 49 trạm xe đạp công cộng tại Hà Nội

Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị "Gặp mặt và biểu dương người làm báo tiêu biểu Thủ đô"

Đào tạo sau Đại học ngành Kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới

Hà Nội ban hành giá dịch vụ xe khách khi ra vào bến xe

Bổ sung thêm 49 trạm xe đạp công cộng tại Hà Nội

"Lật tẩy" chiêu trò che biển số của shipper Hà Nội: CSGT "ra tay" không khoan nhượng

Xử lý vấn đề phát sinh tại nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất

Xe buýt cần thay đổi thế nào để tăng sức hấp dẫn?

TP.HCM: Xử lý 3.651 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4

Vận tải và bưu chính chuyển phát có xu hướng phát triển cao

Xe chở đoàn đưa tang bốc cháy trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sắp mở bán vé tàu Hoa phượng đỏ

Dịp lễ 30/4, hàng không Việt Nam phục vụ gần 2,1 triệu lượt khách
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm
