--> -->
Dòng sự kiện:

TP.HCM: Chuyển đổi số ngành GD&ĐT là quá trình thay đổi về tư duy

09/11/2023 13:11

Chia sẻ
Ngày 9/11, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Ban chỉ đạo chuyển đổi số ngành Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) tổ chức hội thảo: "Chuyển đổi số trong giáo dục vùng Đông Nam Bộ và thành phố Cần Thơ" với chủ đề “Khai thác dữ liệu - kiến tạo giá trị”.
TP.HCM: Lần đầu tiên trạm y tế xã được trang bị AI tầm soát ung thư cổ tử cung TP.HCM: Mổ khẩn cấp cứu sống thai phụ có nguy cơ đột tử TP.HCM tăng cường liên kết kinh tế với Đồng bằng sông Cửu Long

Phát biểu tại hội thảo, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục. Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác định, GD&ĐT là một trong những lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số.

Theo ông Đức, vùng Đông Nam Bộ có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Nghị quyết 24/NQ-TW của Bộ Chính trị xác định Đông Nam Bộ phải là vùng phát triển năng động, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số hàng đầu cả nước và khu vực Đông Nam Á, giữ vai trò quan trọng trong liên kết phát triển với các vùng kinh tế khác.

TP.HCM: Chuyển đổi số ngành GD&ĐT là quá trình thay đổi về tư duy
Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Thuận Văn

Do đó, để giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của mình và tiếp tục nâng cao những đóng góp cho kinh tế quốc gia, vùng Đông Nam Bộ rất quan tâm đầu tư vào những lĩnh vực mới. Hạ tầng số tại thời điểm hiện nay không chỉ được hiểu là những mạng lưới viễn thông, trung tâm dữ liệu, hệ thống máy chủ mà còn là những hạ tầng công nghệ liên kết các nền tảng số.

Ông Đức cho biết, dữ liệu được tạo ra và được xem là kết quả, hàng hóa, tài nguyên quan trọng nhất trong cả quá trình chuyển đổi số. Vì vậy, vùng Đông Nam Bộ tiên phong trong xây dựng hạ tầng công nghệ, xem vai trò hạ tầng công nghệ quan trọng như hạ tầng giao thông và có những ưu tiên đầu tư phù hợp với tầm cỡ: “Hạ tầng giao thông là dòng chảy vật chất thì bên cạnh nó phải là dòng chảy dữ liệu tương ứng”.

TP.HCM: Chuyển đổi số ngành GD&ĐT là quá trình thay đổi về tư duy
Ký kết hợp tác giữa Sở GD&ĐT các tỉnh/thành phố vì mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo của vùng Đông Nam Bộ. Ảnh: Thuận Văn.

Ông Đức cho rằng, GD&ĐT là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong chỉ số năng lực cạnh tranh của khu vực, chuyển đổi số trong giáo dục vì vậy luôn được quan tâm và đầu tư như một giải pháp mũi nhọn nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của địa phương.

"Chuyển đổi số ngành GD&ĐT là quá trình thay đổi về tư duy, cách thức hành động của cá nhân và vận hành của tổ chức trong hệ thống giáo dục. Sự thay đổi này được tạo điều kiện bởi công nghệ, được phát triển bởi sự tiếp nhận và tham gia tích cực của cộng đồng và được dẫn dắt bởi sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khai thác nguồn vốn tài chính sang khai thác nguồn vốn dữ liệu", ông Đức cho biết.

TP.HCM: Chuyển đổi số ngành GD&ĐT là quá trình thay đổi về tư duy
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Thuận Văn

Tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, trong những năm vừa qua, với sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, từ Bộ GD&ĐT, từ UBND tỉnh - thành phố, với sự đồng hành của toàn ngành, các thầy cô giáo, phụ huynh và học sinh, cũng như sự góp sức của các doanh nghiệp, ngành GD&ĐT vùng Đông Nam Bộ đã cơ bản hình thành được một hệ sinh thái chuyển đổi số với nhiều thành tố quan trọng.

"Trong quá trình triển khai, sự thay đổi về công nghệ và khả năng thích nghi của ngành sẽ có thể tác động ít nhiều đến tiến độ thực hiện những mục tiêu đặt ra, nhưng những định hướng chiến lược trong chuyển đổi số toàn ngành, lấy dữ liệu làm cơ sở, lấy giáo viên và người học làm trung tâm là vô cùng vững chắc", ông Hiếu cho biết thêm.

10 mục tiêu chuyển đổi số của ngành GD&ĐT TP.HCM đến năm 2025, định hướng 2030:

1. Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị công nghệ thông tin trường học bao gồm: Máy tính, đường truyên và trang thiết bị phù hợp để thực hiện các mô hình dạy học mới. Tập trung nghiên cứu, thí điểm các giải pháp máy tính cá nhân trên đám mây để giảm áp lực đầu tư thiết bị, nâng cao tính riêng tư, linh động so với mô hình máy vật lý như hiện nay.

2. Nâng cao vai trò của hệ thống thông tin quản lý thông qua đẩy mạnh hoạt động xác thực dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước, liên thông dữ liệu giữa các hệ thống từ đó nâng cao chất lượng dữ liệu đáp ứng các yêu cầu quản lý, điều hành.

3. Thúc đẩy các mô hình dạy học kết hợp như lớp học thông minh, bài giảng tương tác nhằm mở rộng hoạt động học tập của học sinh ra ngoài phạm vi lớp học; nâng cao hiệu quả dạy học trên lớp, phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Việc thúc đẩy dạy học kết hợp cũng là phương án để tiến tới dạy học cá nhân hoá, hỗ trợ phát triển năng lực của người học theo tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông 2018.

4. Tạo lập kho học liệu số dùng chung cho toàn ngành giúp giáo viên xây dựng và triển khai các bài giảng trên môi trường LMS nhanh chóng và hiệu quả hơn. Từng đơn vị học liệu được xây dựng dựa trên nội dung kiến thức của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, được định danh thống nhất và chia sẻ đến các hệ thống LMS. Dữ liệu hành vi tương tác của học sinh trên học liệu sẽ được lưu trữ phục vụ cho việc phân tích, cá nhân hóa việc học, tạo nền tảng dữ liệu lớn mở đường cho việc triển khai các giải pháp AI trong hoạt động giáo dục.

5. Phát triển nền tảng số phục vụ hoạt động dạy hoc và các khóa học trực tuyến đại chúng mở (MOOCs) để tạo điều kiện cho học tập linh hoạt và tiếp cận rộng rãi hướng đến xây dựng xã hội học tập và phục vụ cho mục tiêu học tập suốt đời cho người dân Thành phố.

6. Đẩy mạnh bồi dưỡng đào tạo giúp nâng cao nhận thức và kỹ năng số của đội ngũ nhân sự giúp giáo viên, cán bộ quản lý hiểu và sử dụng công nghệ một cách hiệu quả. Tập trung vào các nội dung căn bản như kỹ năng quản trị số, tổ chức lớp học trực tuyến, xây dựng bài giảng tương tác và các nội dung nâng cao như kiến thưc về hệ thống dữ liệu, AI.

7. Triển khai các chứng chỉ tin học chuẩn quốc tế nhằm nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng tin học cho học sinh phổ thông.

8. Tích hợp hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp Edtech để cung cấp đến các đơn vị và cá nhân nhiều giải pháp công nghệ tiên tiến; thu hút nguồn vốn đầu tư vào thị trường công nghệ giáo dục.

9. Xây dựng cơ chế và chính sách hỗ trợ để đảm bảo và thúc đẩy sự phát triển của công nghệ trong giáo dục bao gồm những chính sách tài chính, việc áp dụng các quy định liên quan đến bảo mật thông tin và quản lý dữ liệu, cũng như thẩm định các tiêu chuẩn và quy trình tham gia của các doanh nghiệp vào hệ thống giáo dục.

10. Giám sát và đánh giá định kỳ xây dựng và triển khai các kế hoạch kiểm tra đánh giá định kỳ để đảm bảo các nỗ lực chuyển đổi số của các cấp chính quyền, cơ sở đạt hiệu quả và theo đúng định hướng chung.

Minh Tuấn

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm