--> -->
Dòng sự kiện:

TP.HCM: Nghiên cứu ứng dụng ChatGPT trong công tác quản lý nhà nước

01/03/2023 16:46

Chia sẻ
Ngày 1/3, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh (TT&TT TP.HCM), Sở Khoa học và Công nghệ, Đại học Quốc gia TP.HCM và Thành Đoàn TP.HCM tổ chức tọa đàm “Ứng dụng ChatGPT trong quản lý nhà nước, các hoạt động phục vụ người dân và doanh nghiệp: cơ hội và thách thức”.
Bộ Giáo dục và Đào tạo bàn về thách thức từ ChatGPT và trí tuệ nhân tạo Ngành Giáo dục ứng phó thế nào với ChatGPT? Cộng đồng trách nhiệm giúp công nhân Công ty PouYuen mất việc kiếm kế sinh nhai

Ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM cho biết, ChatGPT là một công nghệ trí tuệ nhân tạo đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới, nhiều quốc gia và doanh nghiệp cũng đang khai thác hiệu quả trí tuệ nhân tạo này. Do đó, Sở nhận thấy cần phải nâng cao nhận thức, tìm hiểu sâu hơn để tìm cách khai thác lợi thế của ChatGPT, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc của công chức Thành phố.

"Sau khi ra mắt tháng 11/2022, thì 2 tháng sau ChatGPT đã đạt khoảng 100 triệu người dùng, tạo nên một cơn sốt trên toàn cầu. Một khảo sát 1.000 doanh nghiệp được công bố ngày 25/2 vừa qua cho thấy khoảng 48% số công ty đã ứng dụng ChatGPT vào công việc", ông Thắng cho biết.

TP.HCM: Nghiên cứu ứng dụng ChatGPT trong công tác quản lý nhà nước
Ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM phát biểu tại tọa đàm.

Tuy nhiên, ông Thắng cũng nhận định, ChatGPT đang đặt ra những thách thức tiềm ẩn, thách thức cho quản lý nhà nước, như việc đảm bảo tính minh bạch, chính xác và an toàn thông tin, hoặc việc kiểm soát và giải quyết các tranh chấp hay xung đột có liên quan đến ChatGPT. Vì vậy, để sử dụng Chat GPT hiệu quả cần thận trọng, xem xét một cách khoa học, tận dụng những lợi thế và xác định những rủi ro để có biện pháp phòng tránh.

Phát biểu tại toạ đàm, PGS.TS Đinh Điền, Giám đốc Trung tâm Ngôn ngữ học Tính toán, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM cho rằng, trong vấn đề quản lý nhà nước, ChatGPT sẽ giúp ích rất nhiều trong các dịch vụ công như: Tiếp nhận phản ánh, phân loại phản ánh, hướng dẫn thủ tục, phân tích dữ liệu, tổng hợp thông tin... Điều này sẽ có lợi cho cả người dân và cán bộ nhà nước.

TP.HCM: Nghiên cứu ứng dụng ChatGPT trong công tác quản lý nhà nước
PGS.TS Đinh Điền, Giám đốc Trung tâm Ngôn ngữ học tính toán, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM cho rằng ChatGPT vẫn có sai số.

Tuy nhiên, ông Đinh Điền khuyến cáo ChatGPT cũng có sai số, thiếu chuẩn xác trong cung cấp kiến thức về kinh tế, xã hội, lịch sử... và tự ChatGPT không phân định được đâu là thông tin đúng và thông tin sai. Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước muốn sử dụng ChatGPT hiệu quả thì cần phải giỏi và làm chủ được ChatGPT. Nghĩa là, người dùng phải tự trang bị những kiến thức thông tin nền cao hơn để có thể kiểm chứng độ chính xác mà ChatGPT cung cấp.

"ChatGPT lấy thông tin từ rất nhiều nguồn trên thế giới từ nhiều thứ tiếng khác nhau, nhưng chúng ta không thể truy được nguồn nên không thể biết được thông tin đó có đúng hay không. Vì vậy, cần phải có thời gian để nghiên cứu kỹ hơn công nghệ này nhằm áp dụng trong công tác quản lý nhà nước", ông Đinh Điền chia sẻ.

TP.HCM: Nghiên cứu ứng dụng ChatGPT trong công tác quản lý nhà nước
TS. Võ Văn Khang, Phó Chủ tịch Chi hội an toàn thông tin phía Nam khuyến cáo cần cẩn trọng khi sử dụng ChatGPT.

TS. Võ Văn Khang, Phó Chủ tịch Chi hội an toàn thông tin phía Nam cho rằng, để đảm bảo tính bảo mật và an toàn trong việc áp dụng ChatGPT trong quản lý nhà nước, cần phải có cơ chế để "làm sạch" dữ liệu đầu vào, nhằm loại bỏ những dữ liệu nhạy cảm, dữ liệu mật trong quá trình sử dụng ChatGPT.

"Chúng ta cần phải cẩn trọng khi tương tác với ChatGPT, nhất là việc chia sẻ những thông tin nhạy cảm về cá nhân, hành vi, ý định trong tương lai. Ngoài ra, việc lấy các gợi ý từ ChatGPT cũng có nhiều rủi ro, nếu thông tin chúng ta nhận được giống nhau thì các hacker có thể lợi dụng để dự đoán cách hành vi, từ đó dùng những thông tin này vào mục đích xấu", ông Võ Văn Khang chia sẻ.

Minh Tuấn

Xứng đáng là điểm tựa cho đoàn viên, người lao động

Xác định năm 2025, là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của Thủ đô và đất nước; với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và Quận ủy Hà Đông, sự phối hợp giữa các tổ chức Công đoàn với chính quyền, thủ trưởng các đơn vị từ quận đến cơ sở… Ban Thường vụ LĐLĐ quận đã duy trì tốt chế độ làm việc theo quy định. Qua đó, đẩy mạnh tinh thần năng động, sáng tạo trong đội ngũ cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động; góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền quận và tổ chức Công đoàn Thủ đô vượt qua khó khăn, triển khai hiệu quả các mặt hoạt động, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.

Đoàn viên Công ty Nước sạch Hà Nội tập trung nâng cao công tác cấp nước ổn định, liên tục phục vụ người dân

Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị Người lao động năm 2025. Hội nghị nhằm tổng kết đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh và tổ chức phong trào thi đua năm 2024; các biện pháp, giải pháp, quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2025.

Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn

Chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày không thu phí không chỉ hợp lòng dân mà còn thể hiện rõ tinh thần nhân văn, trách nhiệm xã hội và chiến lược đầu tư dài hạn cho nguồn nhân lực quốc gia; là minh chứng cho nỗ lực không ngừng của Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng một nền giáo dục chất lượng, toàn diện, công bằng.
Xem thêm