--> -->
Dòng sự kiện:

TP.HCM: Sẽ chi hơn 2,2 tỉ đồng mua sách giáo khoa cho học sinh diện hộ cận nghèo mượn sử dụng

17/02/2023 13:27

Chia sẻ
Căn cứ vào tình hình thực tiễn, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (UBND TP.HCM) chọn phương án mua sách giáo khoa hỗ trợ các đối tượng học sinh có cha mẹ thuộc hộ cận nghèo với kinh phí từ ngân sách Thành phố.
Đánh giá việc dạy học và sử dụng sách giáo khoa lớp 7 Tổ chức dạy thực nghiệm vòng 2 tài liệu giáo dục địa phương Xây dựng phương án đáp ứng nhu cầu chuyển đổi môn học lựa chọn cho học sinh

UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo về số liệu đề xuất phương án mua sách giáo khoa trang bị cho thư viện để học sinh mượn sử dụng. Theo đó, căn cứ vào tình hình thực tiễn, UBND TP.HCM chọn phương án mua sách giáo khoa hỗ trợ các đối tượng học sinh có cha mẹ thuộc hộ cận nghèo với kinh phí từ ngân sách Thành phố (phương án 3) với kinh phí 2,229 tỷ đồng.

Hai phương án còn lại không được TP.HCM lựa chọn theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm: Mua sách giáo khoa để cho 70% số học sinh còn lại mượn dùng với tổng số tiền gần 164,6 tỷ đồng; mua sách giáo khoa để cho 50% số học sinh còn lại mượn dùng với tổng kinh phí 117,57 tỷ đồng.

TP.HCM: Sẽ chi hơn 2,2 tỉ đồng mua sách giáo khoa cho học sinh diện hộ cận nghèo mượn sử dụng
TP.HCM dự kiến chi hơn 2,2 tỉ đồng mua sách giáo khoa cho học sinh có cha mẹ thuộc hộ cận nghèo mượn sử dụng.

Theo UBND TP.HCM, hiện nay có 1.175.702 học sinh còn lại (trong tổng số 1.194.065 học sinh các cấp trên toàn địa bàn Thành phố) chưa được hưởng chính sách hỗ trợ sách giáo khoa, trong đó có 11.146 học sinh có cha mẹ thuộc hộ cận nghèo trên địa bàn.

Năm học 2022 - 2023 học sinh các cấp học phổ thông trên địa bàn Thành phố đã có đủ sách giáo khoa để học tập. Hiện nay Thành phố đang nghiên cứu ban hành kế hoạch trang bị sách giáo khoa trong thư viện cho học sinh mượn sử dụng suốt năm học, đảm bảo thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn Thành phố. Kinh phí huy động từ các nguồn vận động tài trợ, xã hội hóa, ưu tiên cho các đối tượng diện chính sách học sinh thuộc các hộ nghèo, hộ cận nghèo, mồ côi, gia đình thương binh, liệt sĩ, con em công nhân, hộ nhập cư, gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Ngoài ra ngành giáo dục và đào tạo TP.HCM còn có các phong trào, tuyên truyền, vận động học sinh bảo quản, giữ gìn sách giáo khoa sau khi sử dụng để trao lại cho học sinh lớp sau, hàng năm đảm bảo 100% học sinh có đủ sách giáo khoa để học.

Trước đó Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp số liệu báo cáo về số lượng học sinh phổ thông theo từng lớp (từ lớp 1 đến lớp 12). Trong đó phân theo từng đối tượng (Học sinh đã được hưởng chính sách hỗ trợ chi phí học tập, gồm chi phí mua sách giáo khoa quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT giữa Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo và khả năng cân đối của ngân sách địa phương để mua sách giáo khoa trang bị cho thư viện để học sinh mượn dùng theo 3 phương án. Trong đó phương án 1: Mua sách giáo khoa để cho 70% số học sinh mượn dùng. Phương án 2: Mua sách giáo khoa cho 50% số học sinh mượn dùng. Phương án 3: Mua sách giáo khoa cho học sinh thuộc đối tượng khó khăn mượn dùng.
Minh Tuấn

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm