--> -->
Dòng sự kiện:

TP.HCM: Tránh tình trạng đầu cơ, trục lợi trong việc thành lập văn phòng công chứng

12/05/2024 19:17

Chia sẻ
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã quy định rõ các trường hợp không được tính điểm, không được xem xét cho phép tham gia thành lập văn phòng công chứng (VPCC) nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ, trục lợi trong việc thành lập VPCC, đảm bảo chất lượng của các VPCC được phép thành lập.
Phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa Trong 15 năm, doanh thu của tổ chức luật sư đạt hơn 21.000 tỷ đồng Vai trò luật sư tư vấn cho các dự án lớn của Chính phủ còn hạn chế

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý mà Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM báo cáo Bộ Tư pháp về tác động của việc bãi bỏ quy hoạch tổng thế phát triển các tổ chức hành nghề công chứng tại Thành phố theo Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

TP.HCM: Tránh tình trạng đầu cơ, trục lợi trong việc thành lập văn phòng công chứng
Tổng số tổ chức hành nghề công chứng hiện nay trên địa bàn TP.HCM là 117 tổ chức, trong đó có 7 phòng công chứng với 72 công chứng viên và 110 văn phòng công chứng với 370 công chứng viên. Ảnh: Minh họa.

Báo cáo thực hiện quy hoạch nói trên, UBND TP.HCM cho biết, đến năm 2020 Thành phố có 110 tổ chức hành nghề công chứng. Việc phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn Thành phố được thực hiện theo đúng tiến độ, lộ trình, tránh tình trạng thành lập VPCC tràn lan, vượt quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt.

Các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn đã phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, được phân bổ tương đối đều về địa lý, gắn kết với địa bàn dân cư, có trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc đảm bảo đáp ứng tốt cho công việc cũng như điều kiện phục vụ người dân.

Trong giai đoạn 2012-2018, TP.HCM đã cho phép thành lập 57 VPCC, tính đến ngày 31/12/2018, Thành phố có 86 tổ chức hành nghề công chứng, trong đó có 7 phòng công chứng với 64 công chứng viên và 79 VPCC với 343 công chứng viên.

"Quy hoạch tổng thế phát triển các tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020" trên phạm vi cả nước được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012. Đến ngày 19/11/2020 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết 172/NQ-CP về chính sách phát triển nghề công chứng.

TP.HCM là địa phương có hoạt động giao dịch sôi động, đặc biệt là các giao dịch dân sự, thương mại, kinh tế. Tính chất các hợp đồng, giao dịch ngày càng đa dạng và phức tạp. Việc bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch trong xã hội, hạn chế phát sinh tranh chấp, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội luôn được TP.HCM đặc biệt quan tâm.

Sau khi bỏ quy hoạch phát triển các tổ chức hành nghề công chứng theo Quyết định số 2104 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở rà soát của Sở Tư pháp, UBND TP.HCM đã ban hành quyết định cho phép thành lập 10 VPCC. Đáng chú ý, UBND Thành phố đã xây dựng các tiêu đảm bảo việc phát triển tổ chức hành nghề công chứng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu công chứng của từng địa bàn, phân bổ đồng đều tạo thành mạng lưới phục vụ nhu cầu của nhân dân, tránh các tổ chức hành nghề công chứng tập trung tại một khu vực, nhất là khu vực trung tâm.

Thành phố khuyến khích các tổ chức hành nghề công chứng thành lập tại các huyện ngoại thành, vùng ven, tại những địa bàn có số lượng tổ chức hành nghề công chứng thấp; các tổ chức hành nghề công chứng được thành lập có khoảng cách phù hợp.

Ngoài ra. Thành phố cũng quy định rõ các trường hợp không được tính điểm, không được xem xét cho phép tham gia thành lập VPCC nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ, trực lợi trong việc thành lập VPCC, đảm bảo chất lượng của các VPCC được phép thành lập.

Trên cơ sở đó, tính đến ngày 1/3/2024, TP.HCM đã cho phép thành lập thêm 21 VPCC. Tổng số tổ chức hành nghề công chứng hiện nay trên địa bàn TP.HCM là 117 tổ chức, trong đó có 7 phòng công chứng với 72 công chứng viên và 110 VPCC với 370 công chứng viên.

Tuy nhiên, UBND TP.HCM cũng quan ngại về khả năng xảy ra như tập trung quá nhiều tổ chức hành nghề công chứng trên một khu vực, cạnh tranh không lành mạnh, các tổ chức được thành lập không đảm bảo chất lượng. Có thể phát sinh tình trạng các VPCC thành lập không căn cứ vào nhu cầu công chứng theo từng địa bàn cấp huyện, chuyển trụ sở từ ngoại thành vào trung tâm dẫn đến sự phân bổ không hợp lý mạng lưới tổ chức hành nghề công chứng.

Việc phát triển tổ chức hành nghề công chứng tại vùng sâu, vùng xa gặp khó khăn, ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ công chứng cho người dân, doanh nghiệp tại các địa bàn này. Trên cơ sở đó UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Tư pháp nghiên cứu, có giải pháp, hướng dẫn các địa phương phòng ngừa, hạn chế tình trạng này.

Xuân Tình

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm