--> -->
Dòng sự kiện:

Trẻ nhỏ chỉ nên ăn 3-4 quả vải một lần: Đây là lí do tại sao

15/06/2019 08:39

Chia sẻ
Vải là loại trái cây phổ biến trong mùa hè. Tuy nhiên, loại quả này lại có tính nóng, ăn quá nhiều không tốt cho cơ thể.
tre nho chi nen an 3 4 qua vai mot lan day la li do tai sao Ăn vải thế nào để không bị ngộ độc
tre nho chi nen an 3 4 qua vai mot lan day la li do tai sao Xem quy trình ướp lạnh đặc sản vải Lục Ngạn
tre nho chi nen an 3 4 qua vai mot lan day la li do tai sao Những điều bắt buộc phải biết trước khi ăn vải để tránh hậu họa

Ăn cả lớp màng trắng

Khi ăn vải, nếu ăn cả lớp màng trắng (là lớp màng bọc bên ngoài cơm vải) sẽ không bị sinh hỏa. Lớp màng trắng có vị hơi chát, khi ăn đến cơm vải ta sẽ cảm thấy cơm vải càng ngọt hơn. Khi ăn vải, nên ăn luôn cả phần trắng trên đầu hạt vải, như vậy cũng có thể phòng tránh được sinh hỏa.

Uống chút nước muối trước khi ăn vải

Trước khi ăn vải có thể uống chút nước muối, trà thảo mộc lạnh, canh bí đao, chè đậu xanh, hoặc ăn 20-30g thịt nạc, uống nước canh xương…. như vậy có tác dụng phòng trừ sinh hỏa.

Nên ăn vải sau khi ăn cơm, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.

Không nên ăn quá nhiều

Khi ăn vải một lần không nên ăn quá 10 quả, ăn nhiều sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn, chân tay mỏi rã rời, hoa mắt chóng mặt….

Đặc biệt, trẻ nhỏ chỉ nên ăn 3-4 quả 1 lần, ăn nhiều sẽ bị nhiệt. Những người thể chất âm hư, táo, nhiệt càng không nên ăn nhiều, đồng thời những người bị bệnh tiểu đường cũng cần cẩn trọng khi ăn vải.

Xử lý khi bị ngộ độc

Trong cùi vải có nhiều đường glucoza, nếu ta ăn nhiều 1 lúc sẽ khiến 1 lượng lớn đường glucoza vào máu, vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tiết insulline tăng lên để làm hạ nồng độ đường trong máu xuống, gây phản ứng đường máu thấp còn gọi là triệu trứng "say vải". Khi gặp triệu trứng này, chúng ta nên uống 1 cốc nước đường sẽ giúp cải thiện tình hình.

Theo N.T/ laodong.vn

Ngành Y tế Thủ đô chủ động các giải pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Theo nhận định của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tình hình dịch sốt xuất huyết có thể gia tăng trong thời gian tới do bước vào “mùa dịch”. Bởi vậy, ngoài sự vào cuộc một cách quyết liệt của ngành Y tế Thủ đô, của các cơ quan chức năng, thì người dân cũng cần nâng cao ý thức, thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch sốt xuất huyết.

Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân". Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Xem thêm