--> -->
Dòng sự kiện:

Trình phương án đầu tư cao tốc TP.HCM - Mộc Bài

25/06/2024 22:08

Chia sẻ
Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa trình Thủ tướng Chính phủ chủ trương đầu tư xây dựng dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (giai đoạn 1).
Thành phố Hồ Chí Minh: Cảnh báo gia tăng bệnh ho gà ở trẻ em TP.HCM lên kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi Đẩy nhanh tiến độ dự án cầu Thủ Thiêm 4, cầu Cần Giờ và vành đai 4 TP.HCM

Theo đó, dự án được đề xuất hình thức BOT, có điểm đầu giao với vành đai 3 TP.HCM thuộc huyện Củ Chi, TP.HCM, điểm cuối kết nối vào quốc lộ 22 (tại lý trình km53+850) thuộc huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Tổng chiều dài dự án khoảng 51km, trong đó đoạn qua địa phận TP.HCM khoảng 24,7 km và đoạn qua tỉnh Tây Ninh khoảng 26,3 km.

Về quy mô, dự án đầu tư 6 làn xe cao tốc, trong đó, giai đoạn 1 quy mô 4 làn xe cao tốc, vận tốc thiết kế 120km/h. Về hướng tuyến, dự án bắt đầu từ vành đai 3 đi gần song song và cách đường Xuyên Á (quốc lộ 22) về phía bên phải khoảng 2 - 4km. Đoạn qua địa phận TP.HCM đến Tỉnh lộ 8, tuyến rẽ phải để tránh Khu quân sự Đồng Dù, sau đó rẽ trái khoảng km16+000 đi song song với đường sắt quy hoạch và đi qua địa phận tỉnh Tây Ninh. Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, tuyến đi thẳng đến khu vực Gò Dầu; tại đây rẽ trái với góc chuyển hướng khoảng 37º giao với quốc lộ 22B khoảng km41+000, sau đó tuyến tiếp tục rẽ trái với góc chuyển hướng khoảng 60°, vượt sông Vàm Cỏ và giao với quốc lộ 22 tại km53+850.

Trình phương án đầu tư cao tốc TP.HCM - Mộc Bài
Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài dự kiến thực hiện từ năm 2024 - 2029.

Cũng theo tờ trình, giai đoạn 1 dự án sẽ xây dựng 5 nút giao trong đó có 4 nút giao khác mức liên thông và 1 nút giao bằng tại vị trí cuối tuyến giao với quốc lộ 22. Tại các điểm giao cắt dân sinh sẽ sử dụng cầu vượt ngang hoặc hầm chui dân sinh bố trí phù hợp với cấp đường hiện hữu và có xét đến nhu cầu mở rộng, nâng cấp theo quy hoạch tương lai nhằm đảm bảo tĩnh không cho phương tiện giao thông. Đoạn tuyến đi qua vùng địa chất yếu sẽ có các giải pháp xử lý nền đường phù hợp nhằm đảm bảo ổn định nền đường. Song song đó là hệ thống đèn chiếu sáng, xây dựng trạm dừng nghỉ trên tuyến.

Dự án sử dụng khoảng 409,3ha đất, tổng số hộ bị ảnh hưởng khoảng 566 hộ. Trong đó, UBND TP.HCM và UBND tỉnh Tây Ninh chịu trách nhiệm tổ chức bồi thường, hỗ trợ tái định cư đảm bảo mặt bằng theo quy định. Tổng mức đầu tư sơ bộ dự án khoảng 19.617 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng và thiết bị 9.273 tỷ đồng, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư khoảng 695 tỷ đồng; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư và di dời hạ tầng kỹ thuật khoảng 6.774 tỷ đồng. Dự kiến thời gian thực hiện dự án từ năm 2024 - 2029.

Dự án được chia thành 4 dự án thành phần gồm: Dự án thành phần 1 là đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (giai đoạn 1) theo hợp đồng BOT; dự án thành phần 2 là đầu tư xây dựng đường gom dân sinh, cầu vượt ngang đường cao tốc; dự án thành phần 3 là bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đoạn qua TP.HCM và dự án thành phần 4 là bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đoạn qua tỉnh Tây Ninh.

Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài hoàn thành, đưa vào khai thác sẽ tạo không gian phát triển và quỹ đất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương và khu vục, tăng cường năng lực lưu thông hành khách và hàng hóa, tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển trên hành lang vận tải TP.HCM - Tây Ninh. Dự án góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông trên quốc lộ 22….
Thành Đồng

Đào tạo sau Đại học ngành Kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới

Đây là chủ đề buổi tọa đàm “Đào tạo sau đại học ngành Kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới” vừa được Khoa Kinh tế Quốc tế - Trường Đại học Ngoại thương tổ chức thành công với sự tham gia của nhiều khách mời, diễn giả và đông đảo các bạn sinh viên.

Luôn nỗ lực để thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, trong năm qua mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức song Công đoàn Ngành Xây dựng và Công đoàn huyện Thanh Oai với tinh thần chủ động, năng động, sáng tạo, bài bản, khoa học, đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Bố trí đội ngũ cán bộ để vận hành 34 tỉnh, thành phố và 3.321 xã ngay sau sắp xếp

Theo Đề án, sau sắp xếp, dự kiến cả nước có 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 3.321 đơn vị hành chính cấp xã. Dự kiến số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh khoảng 91.784 người, giảm 18.449 người; biên chế cán bộ, công chức cấp xã giảm khoảng 110.000 người; kết thúc hoạt động của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trong cả nước là hơn 120.000 người.

Đại biểu đề nghị tăng mạnh và tăng thường xuyên thuế với thuốc lá

Ngày 9/5, thảo luận về dự án Luật Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều đại biểu đồng tình với việc tăng thuế với mặt hàng thuốc lá. Từ thực tiễn tại Việt Nam và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị Quốc hội xem xét để tăng ngay, tăng mạnh và tăng thường xuyên thuế thuốc lá.
Xem thêm