--> -->
Dòng sự kiện:
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội:

Trong trường hợp vắc xin chưa đủ, có thể tiêm trước cho lứa tuổi từ 16-18 tuổi

21/10/2021 15:12

Chia sẻ
Để thực hiện chủ trương sống thích ứng an toàn, linh hoạt, cần có chiến lược vắc xin cho năm 2022, nâng cao hệ thống y tế dự phòng, thống nhất về thông điệp truyền thông từ Trung ương đến địa phương để người dân tin tưởng, đồng hành, nâng cao nhận thức trong phòng, chống dịch…
Infographic: Quy trình tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi Triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi từ tháng 10 nếu chuẩn bị đủ điều kiện

Sáng nay (21/10), Quốc hội thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội và công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Trao đổi với báo chí bên lề phiên thảo luận, đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho hay, Hà Nội đã có kế hoạch tiên vắc xin cho học sinh. Tuy nhiên, Thành phố hiện căn cứ vào các chỉ đạo của Bộ Y tế về lứa tuổi, về số lượng vắc xin nhận được phân bổ để có thể tổ chức triển khai.

Theo bà Hà, hiện Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đang xây dựng phương án cụ thể để cho học sinh trở lại trường học, trong đó có phần tổ chức thực hiện đảm bảo an toàn cho các em.

Trong trường hợp vắc xin chưa đủ, có thể tiêm trước cho lứa tuổi từ 16-18 tuổi
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội trao đổi với báo chí trong giờ giải lao. (Ảnh: HL)

“Chúng tôi hy vọng Bộ Y tế sớm có phân bổ vắc xin cũng như chỉ định lứa tuổi tiêm chủng để Hà Nội thực hiện. Ví dụ đặt lứa tuổi ưu tiên từ 12-18 tuổi, nhưng trong trường hợp vắc xin chưa đủ thì có thể tiêm trước lứa tuổi từ 16-18 tuổi. Chúng tôi đang chờ chỉ đạo của Bộ Y tế, hy vọng Bộ sẽ sớm có phân bổ vắc xin cũng như chỉ định lứa tuổi ưu tiên trong tiêm chủng”, bà Hà cho biết.

Nói về việc mở cửa trở lại các cơ sở lưu trú, cơ sở du lịch, bà Hà cho biết, Hà Nội đã cho phép mở cửa trở lại và đặt ra vấn đề, điều kiện an toàn phòng, chống dịch khi mở cửa như phải khai báo y tế, quét mã QR… tại cơ sở đó.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cũng nhận định, “thẻ xanh” Covid là rất quan trọng trong thời gian tới để khẳng định người dân là chủ thể an toàn mà chúng ta có thể giao lưu, đi lại. Trong quá trình đó, cá nhân là quan trọng, cá nhân an toàn thì có thể tham gia những sinh hoạt, đây cũng là vấn đề rất phù hợp với quốc tế trong việc chúng ta đưa ra điều kiện với cá nhân an toàn.

Theo bà Hà, chủ trương của Chính phủ là sống thích ứng an toàn, kiểm soát có hiệu quả với dịch bệnh, rõ ràng ngành Y tế đối đầu với nhiều áp lực. Vì vậy, vấn đề quan trọng nhất là nâng cao năng lực hệ thống y tế để có thể thích ứng được với điều kiện, hoàn cảnh khi chúng ta có người dân đi từ vùng có dịch về, người nhập cảnh vào Hà Nội, trong số đó chắc chắn sẽ có ca F0.

Đặc biệt với Hà Nội, bà Hà cho rằng, năng lực hệ thống dự phòng điều tra, truy vết sẽ đẩy mạnh để giảm tải cho năng lực điều trị. Tuy nhiên vẫn phải đi song song từ năng lực dự phòng, đến năng lực điều trị và hệ thống y tế cơ sở. Phải nâng cao năng lực của các trạm y tế xã, phường, thị trấn, các tuyến y tế cơ sở. Có thể điều trị người bệnh Covid-19 ngay tại tuyến y tế cơ sở, phân tầng, phân tuyến để điều trị bệnh nhân nặng…

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cũng chia sẻ, hiện ngành y tế đang tiếp rất nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra, điều này gây tâm lý lo lắng và ngại mua sắm. Theo bà Hà, ngành Y tế là ngành chuyên môn sâu, rất cần yên tâm để hoạt động chuyên môn phòng, chống dịch cho tốt. Vì vậy, công tác chống dịch cần có nguồn lực dự trữ quốc gia và mua sắm tập trung, huy động, điều động có sự điều tiết của Chính phủ và Bộ Y tế.

“Chúng ta nên minh bạch hóa trong phòng, chống dịch. Đây là đại dịch rất lớn thì cũng nên có nguồn dự trữ quốc gia để đảm bảo phân phát, cấp phát cho các địa phương tham gia phòng, chống dịch. Địa phương có thể hoàn toàn yên tâm thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, còn công tác mua sắm nên có bộ phận độc lập để thực hiện việc mua sắm tập trung”, bà Hà kiến nghị.

Cũng theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, để thực hiện chủ trương sống thích ứng an toàn, linh hoạt, cần có chiến lược vắc xin cho năm 2022, nâng cao hệ thống y tế dự phòng, thống nhất về thông điệp truyền thông từ Trung ương đến địa phương để người dân tin tưởng, đồng hành, nâng cao nhận thức trong phòng, chống dịch…

Phương Thảo

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.
Xem thêm