--> -->
Dòng sự kiện:

Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"

05/11/2024 16:29

Chia sẻ
Viện kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 8 bị can trong vụ án sai phạm xảy ra tại Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục về các tội "Nhận hối lộ", "Đưa hối lộ" và "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Xét xử cựu Chủ tịch và Bí thư tỉnh Bắc Ninh về tội "Nhận hối lộ" Đề nghị mức án đối với cựu Chủ tịch, Bí thư tỉnh Bắc Ninh "Nhận hối lộ", cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh lĩnh án 54 tháng tù

Theo đó, bị can Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch NXB Giáo dục Việt Nam bị Viện Kiểm sát truy tố về tội "Nhận hối lộ". Các bị can Lê Hoàng Hải, Phó Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam; Phạm Gia Thạch, thành viên Hội đồng thành viên, cựu Kế toán trưởng; Nguyễn Thị Thanh Thủy; Đinh Quốc Khánh, cựu Trưởng ban và Phó Trưởng ban kế hoạch marketing NXB Giáo dục Việt Nam bị truy tố về tội "Vi phạm đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".

Cùng trong vụ án này, bị can Tô Mỹ Ngọc (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Phùng Vĩnh Hưng) và Nguyễn Trí Minh (cựu Giám đốc Công ty Minh Cường Phát) bị truy tố về tội "Đưa hối lộ".

Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội
Bị can Nguyễn Đức Thái (bên trái) và 2 cựu cán bộ NXB Giáo dục Việt Nam liên quan vụ án.

Theo cáo trạng, việc mua giấy in sách giáo dục là hoạt động thường xuyên của NXB Giáo dục, sử dụng nguồn vốn sản xuất kinh doanh. Trước năm 2017, đơn vị này đều áp dụng hình thức "chào giá".

Từ năm 2017, Nguyễn Đức Thái được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm đại diện pháp luật của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, có quyền quyết định trong việc mua sắm giấy in phục vụ in sách giáo dục. Trên cương vị này, cựu Chủ tịch NXB bị cáo buộc đã chỉ đạo lựa chọn mua giấy in theo phương thức chào hàng cạnh tranh rút gọn trái quy định nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu có năng lực.

Trong quá trình thực hiện các gói thầu được giao với tổng giá trị hơn 452 tỷ đồng, bị can Thái đã nhận hối lộ của hai nhà thầu Phùng Vĩnh Hưng và Minh Cường Phát tổng số tiền 24,9 tỷ đồng.

Theo đó, ngay khi Thái được bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch Nhà xuất bản, lãnh đạo 2 Công ty Phùng Vĩnh Hưng và Minh Cường Phát đã đến gặp vừa để giới thiệu về công ty vừa nhờ tạo điều kiện giúp đỡ cho trúng thầu. Sau khi thống nhất với Nguyễn Trí Minh (Giám đốc Công ty Minh Cường Phát) và Tô Mỹ Ngọc (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Phùng Vĩnh Hưng), bị can Thái đã chỉ đạo cấp dưới lựa chọn phương thức “chào hàng cạnh tranh rút gọn” và đưa 2 công ty này vào “danh sách ngắn” được nhận yêu cầu báo giá trái quy định.

Theo cáo buộc, từ 2017 - 2022, nữ Chủ tịch Công ty Phùng Vĩnh Hưng đã nhiều lần lên phòng làm việc đưa hối lộ cho bị can Thái tổng cộng 20 tỷ đồng vì được tạo điều kiện trúng 13 gói thầu tổng trị giá hơn 2.100 tỷ đồng. Cũng từ năm 2017 - 2020, Nguyễn Trí Minh đã đưa hối lộ tổng số tiền 4,9 tỷ đồng cho Nguyễn Đức Thái để được tạo điều kiện trúng các gói thầu.

Lê Thắm

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm