--> -->
Dòng sự kiện:

Tuyên án 22 bị cáo trong vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giai đoạn 2

27/10/2023 21:15

Chia sẻ
Ngày 27/10, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phạt 22 bị cáo trong vụ án vi phạm quy định về xây dựng gây thiệt hại 460 tỷ đồng tại giai đoạn 2 Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Phúc thẩm vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi: Đề nghị bác toàn bộ kháng cáo của các bị cáo Nhiều bị cáo trong vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi được giảm án Chuẩn bị xét xử vụ vi phạm gây thiệt hại 460 tỷ đồng tại Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Tòa đã tuyên phạt 4 cựu lãnh đạo Tổng Công ty Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), gồm: Trần Văn Tám (cựu Tổng Giám đốc) bị phạt 3 năm tù về tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình gây hậu quả nghiêm trọng" và 30 tháng tù về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", tổng hợp hình phạt chung là 5 năm 6 tháng tù.

Mai Tuấn Anh (cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên, cựu Tổng Giám đốc) bị phạt 42 tháng tù về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Nguyễn Mạnh Hùng (cựu Phó Tổng Giám đốc) 4 năm tù về tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình gây hậu quả nghiêm trọng", tổng hợp với bản án 7 năm tù ở giai đoạn 1 trước đó, hình phạt chung là 11 năm tù.

Lê Quang Hào (cựu Phó Tổng Giám đốc) bị phạt 2 năm tù về tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình gây hậu quả nghiêm trọng", tổng hợp với bản án 6 năm tù của giai đoạn 1, hình phạt chung là 8 năm tù.

Tuyên án 22 bị cáo trong vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giai đoạn 2
Các bị cáo tại Tòa.

18 bị cáo còn lại bị tuyên phạt về cùng tội danh "Vi phạm quy định về đầu tư công trình gây hậu quả nghiêm trọng" gồm: 3 bị cáo là cựu lãnh đạo Ban Quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, gồm: Hoàng Việt Hưng (cựu Giám đốc) 2 năm tù, tổng hợp với bản án 8 năm 6 tháng tù trước đó, hình phạt chung đối với Hưng là 10 năm 6 tháng tù; Nguyễn Tiến Thành (cựu Giám đốc) 30 tháng, tổng hợp với bản án trước đó 4 năm 6 tháng tù, hình phạt chung đối với Thành là 7 năm tù; Đỗ Ngọc Ân (cựu Phó Giám đốc) 15 tháng tù, tổng hợp với 4 năm tù trước đó, hình phạt chung là 5 năm 3 tháng tù. Bốn bị cáo đều là cựu cán bộ của Ban Quản lý dự án gồm: Hà Văn Bình 15 tháng tù, tổng hợp với án 5 năm tù trước đó, hình phạt chung là 6 năm 3 tháng tù; Nguyễn Trọng Tân và Nguyễn Khắc Sơn cùng bị phạt 15 tháng tù; Trần Quang Hòa 2 năm tù.

7 bị cáo là cựu lãnh đạo các nhà thầu thi công dự án, gồm: Nguyễn Văn Thuật (cựu Giám đốc Ban điều hành Liên danh của Nhà thầu thi công Gói thầu A1) 6 năm tù, Nguyễn Thiên Nam (cựu Giám đốc chất lượng của Nhà thầu thi công Gói thầu A1) 4 năm tù, Đỗ Quốc Vượng và Đỗ Viết Thiết (đều là cựu Giám đốc chất lượng của Nhà thầu thi công Gói thầu A4) bị phạt lần lượt là 4 năm 6 tháng tù và 3 năm tù, Nguyễn Anh Sơn (cựu Giám đốc chất lượng của Nhà thầu thi công Gói thầu A5) 6 năm tù, Nguyễn Hữu Sơn (cựu Giám đốc chất lượng của Nhà thầu thi công Gói thầu A2) và Nguyễn Phú Ân (cựu Giám đốc chất lượng của Nhà thầu thi công Gói thầu A3) cùng bị phạt 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

4 bị cáo còn lại nguyên là các kỹ sư dự án, gồm: Đoàn Ngọc Hùng 3 năm 6 tháng tù, Nguyễn Tiến Công 4 năm 6 tháng, Nguyễn Thọ Minh 4 năm tù, Trần Mạnh Hùng 30 tháng tù.

Về dân sự, Tòa xác định, với số tiền thiệt hại 460 tỷ đồng trong vụ án, 5 nhà thầu phải bồi thường cho chủ đầu tư là VEC.

Cụ thể, Tổng công ty Xây dựng số 1 (CC1) phải bồi thường cho gói A1 giá trị 47,5 tỷ đồng; Tập đoàn công trình giao thông Sơn Đông gói A2 giá trị 129 tỷ đồng; Tập đoàn xây dựng Giang Tô bồi thường gói A3 trị giá 85 tỷ đồng; Tập đoàn Lotte E&C gói A4 trị giá 127 tỷ đồng và Tập đoàn Posco E&C bồi thường gói A4 trị giá 71 tỷ đồng.

Theo Hội đồng xét xử, Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi là công trình trọng điểm quốc gia, do VEC làm chủ đầu tư, tổng chiều dài gần 140km. Giai đoạn 1 dài 65km từ thành phố Đà Nẵng tới thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam), thông xe tháng 8/2017. Giai đoạn 2 dài hơn 74km, từ Tam Kỳ đến thành phố Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi), thông xe tháng 9/2018. Tuy nhiên, khi vừa đi vào sử dụng, đường cao tốc trên đã xuất hiện rất nhiều điểm hư hỏng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới vận hành khai thác, an toàn giao thông. Các vi phạm xảy ra ở cả hai giai đoạn, trong đó tại giai đoạn 1 đã đưa ra xét xử 36 bị cáo.

Ở giai đoạn 2 dài 74 km (từ Tam Kỳ - Quảng Ngãi), Hội đồng xét xử nhận định dự án sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) và do Tổ chức tư vấn CDM Smith Inc của Mỹ thực hiện giám sát thi công. 22 bị cáo trong vụ án bị quy kết trong quá trình xây dựng đã cùng nhiều người khác không tuân thủ quy định từ khâu lựa chọn vật liệu, thiết kế, thi công... Sai phạm của các bị cáo khiến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi không đảm bảo chất lượng vẫn được đưa vào vận hành giai đoạn 2 dài 74km và sau đó hư hỏng, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 460 tỉ đồng.

Bản án sơ thẩm đánh giá hành vi của các bị cáo gây nguy hiểm cho xã hội, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế chính đáng của Nhà nước.

Về trách nhiệm sai phạm tại dự án, Hội đồng xét xử cho rằng, đầu tiên thuộc về các bị cáo của nhà thầu thi công, thứ hai là bị cáo tại đơn vị tư vấn giám sát, cuối cùng mới đến các bị cáo khác…

Hội đồng xét xử nhận thấy các bị cáo đều là những người làm công ăn lương, không có động cơ vụ lợi. Dự án có sai sót do bị cáo nóng lòng thực hiện để kịp tiến độ nghiệm thu. Đến nay, tuyến đường đã hoạt động, nhà thầu thu được một phần chi phí. Do đó, cần áp dụng hình phạt nhẹ hơn, tạo điều kiện cho bị cáo có cơ hội tiếp tục cống hiến cho xã hội.

L.T

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm