--> -->
Dòng sự kiện:

Ùn tắc giao thông sẽ không giảm khi kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ và ý thức người tham gia giao thông chưa cao

28/09/2023 09:04

Chia sẻ
Những năm gần đây, bức tranh giao thông Thủ đô ngày càng thay đổi theo hướng khang trang, hiện đại, đa dạng, đồng bộ. Tuy nhiên, cùng với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, vấn nạn ùn tắc giao thông cũng đang diễn biến phức tạp hơn. Ngoài nguyên nhân khách quan, hạ tầng chưa đáp ứng tốc độ gia tăng dân số cũng phải một lần nữa nhắc đến yếu tố chủ quan, ý thức người tham gia giao thông.
Giao thông thông minh: Giải pháp tất yếu cho đô thị hiện đại Xây dựng văn hóa tham gia giao thông an toàn

Đổi thay nhưng vẫn quá tải

Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông khung của Thành phố được định hướng theo hệ thống với 7 tuyến vành đai, 19 tuyến hướng tâm (trong đó có: 7 tuyến cao tốc hướng tâm; 8 tuyến quốc lộ hướng tâm; 4 tuyến kết nối đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh).

Lý thuyết là vậy nhưng hiện tại Thành phố mới chỉ cơ bản đầu tư hình thành được 7 tuyến cao tốc hướng tâm; còn lại các tuyến vành đai, hướng tâm khác hoặc đang mới hình thành từng đoạn, hoặc chưa được đầu tư, chưa có tuyến vành đai nào được khép kín hoàn chỉnh.

Ùn tắc giao thông sẽ không giảm khi kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ và ý thức người tham gia giao thông chưa cao
Hạ tầng cũng chỉ là một phần, ý thức người tham gia giao thông không thay đổi thì hạ tầng có tốt đến mấy, đường vẫn tắc.

Đơn cử như tuyến vành đai 2, mặc dù đã có thí điểm giải pháp điều hành giao thông thông minh trên đường Trường Chinh cũng như đường Nguyễn Lương Bằng, nhưng thực tế cho thấy, sau khi thông xe, khu vực Ngã Tư Sở lại càng thêm ùn tắc do phương tiện từ đường trên cao đổ dồn xuống nhiều hơn, nhanh hơn. Còn tại tuyến vành đai 1, sự chậm chễ trong khâu giải phóng mặt bằng đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục khiến dự án liên tục bị đẩy lui tiến độ.

Cần phải khẳng định, mặc dù đã có nhiều chỉ đạo sát sao nhưng gần như không có một dự án hạ tầng giao thông nào đảm bảo đúng tiến độ đề ra ban đầu trong khi đó nhu cầu đi lại cũng như lượng phương tiện cá nhân gia tăng chóng mặt, gây áp lực vô cùng lớn lên hạ tầng giao thông, phá vỡ quy hoạch giao thông.

Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, để từng bước kéo giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố đã giao Sở Giao thông vận tải cùng các sở, ngành, quận, huyện tập trung vào 10 nhóm giải pháp chính. Bao gồm: Phát triển hạ tầng; Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách cho lĩnh vực giao thông vận tải; Triển khai các quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển kết cấu hạ tầng; Đồng bộ, hiệu quả công tác quản lý quy hoạch xây dựng, huy động mọi nguồn lực, đầu tư cho hạ tầng giao thông; Tăng cường hiệu quả công tác bảo trì kết cấu hạ tầng, tổ chức giao thông khoa học, hợp lý.

Cùng với đó là mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống vận tải công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân; Chú trọng chất lượng trong quản lý, cấp phép người lái cũng như phương tiện xe cơ giới; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành giao thông vận tải; Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông, nâng cao ý thức người dân; Thanh tra, kiểm tra, xử lý kiên quyết vi phạm trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Chờ những biện pháp quyết liệt hơn

Để giảm thiểu ùn tắc giao thông, Hà Nội đã lên kế hoạch hạn chế phương tiện cá nhân từ nhiều năm trước, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả gì. Nhiều dự án giao thông có ý nghĩa cực kỳ quan trọng thì rơi vào cảnh giậm chân tại chỗ, thi công dở dang hoặc nằm trên giấy.

Quá tải, đuối sức, đường sá Thủ đô trở nên rất dễ “tổn thương”. Chỉ một người đi bộ sang đường không đúng chỗ, hay một chiếc xe máy rẽ ngang, một ô tô quay đầu chậm vài giây hay thậm chí một thông tin dự báo Hà Nội đổ mưa cũng có thể gây ùn tắc giao thông kéo dài.

Nhiều chuyên gia cho rằng vấn nạn ùn tắc giao thông tại Hà Nội đang có dấu hiệu diễn biến phức tạp hơn. Nguyên nhân chính do sự chênh lệch quá lớn giữa tốc độ gia tăng phương tiện cá nhân và đầu tư phát triển hạ tầng cũng như mở rộng mạng lưới vận tải hành khách công cộng.

Tính đến thời điểm hiện tại, mạng lưới xe buýt của Thủ đô đã phủ sóng đến toàn bộ các xã, phường, thị trấn với 153 tuyến, tuy nhiên, do thiếu đường dành riêng, phải lưu thông chung với xe cá nhân, và chịu áp lực từ ùn tắc giao thông nên chưa bảo đảm được yêu cầu của hành khách. Nếu tính cả thêm 1 tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, vận tải hành khách công cộng mới chỉ giải quyết được khoảng 19% nhu cầu đi lại của người dân, một con số chênh quá nhiều so với nhu cầu thực tế.

Mục tiêu của ngành Giao thông Thủ đô là giảm từ 8 - 10 điểm ùn tắc giao thông trong năm 2023, nhưng con số đó chưa làm hài lòng người dân khi số điểm đen về giao thông cũng đã gia tăng từ 35 - 45. Thực tế là toàn tuyến Vành đai 3, cả trên cao lẫn dưới thấp vẫn rơi vào bế tắc, ùn tắc giao thông diễn ra hàng ngày.

Nói đi phải nói lại, vào giờ cao điểm hoặc mỗi khi trời mưa, chứng kiến những tuyến phố ùn tắc giao thông nối dài chúng ta chợt nhận ra một điều: Tắc đường cũng một phần do ý thức người tham gia giao thông. Mạnh ai nấy đi. Ô tô đi vào làn xe máy, xe máy đi vào làn ô tô. Đèn đỏ, đèn xanh cũng chẳng có luật lệ gì. Nếu mỗi người tham gia giao thông có ý thức chấp hành luật lệ, chắc chắn đường có thể ùn ứ chứ không thể tắc một cách vô trật tự như vậy được.

Tuấn Dũng

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm