
Ứng dụng công nghệ số trong xử lý kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật
06/12/2024 21:51
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời Việt Nam - Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm về kỹ năng xây dựng văn bản pháp luật |
Bộ Tư pháp đang xây dựng Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật”.
Giao tiếp hiệu quả giữa chính quyền và người dân, doanh nghiệp
Góp ý vào văn bản này, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, việc ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL sẽ góp phần tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp gửi ý kiến đối với những vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật.
Việc ứng dụng này cũng tạo nên sự giao tiếp hiệu quả, minh bạch giữa chính quyền và người dân, doanh nghiệp, đồng thời là kênh giám sát của các đối tượng chịu tác động đối với hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. Về cơ bản, doanh nghiệp đánh giá cao và hoan nghênh tinh thần của Đề án.
Tuy vậy, để hoạt động ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL thực sự hiệu quả, việc thiết kế và vận hành cần chú trọng đến tính thân thiện với người dùng, với mục tiêu “lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, mục tiêu và động lực của chuyển đổi số”.
VCCI cho rằng, tổ chức, cá nhân sẽ gửi kiến nghị về các chính sách trong VBQPPL và căn cứ vào thông tin về VBQPPL do tổ chức, cá nhân phản ánh, phần mềm tự động đánh giá, lọc, cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất cá nhân, tổ chức lựa chọn cơ quan nhận phản ánh kiến nghị. Trường hợp phát hiện thông tin phản ánh, kiến nghị không đảm báo tính chính xác, phần mềm sẽ loại bỏ, không tiếp nhận phản ánh.
Với nội dung trên, VCCI đề nghị xem xét các chính sách trong VBQPPL do tổ chức, cá nhân phản ánh được cụ thể đến đâu? Tức là, các phản ánh này có cần phải xác định chính xác các điều, khoản, điểm trong VBQPPL hay không?
![]() |
Ảnh minh họa: Ứng dụng phản ánh, kiến nghị trên Cổng dịch vụ công quốc gia tạo thuận lợi cho người dân khi có vướng mắc cần phản ánh. |
Vì trên thực tế, không phải doanh nghiệp, cá nhân nào cũng am hiểu về quy định pháp luật và xác định chính xác quy định tại một VBQPPL cụ thể để phán ảnh. Trong nhiều trường hợp, họ chỉ xác định vấn đề hoặc những điểm vướng trong thực tế hoạt động liên quan đến từng lĩnh vực, mà không chỉ ra cụ thể quy định. Các cán bộ tiếp nhận cần phải rà soát để nhận diện các phản ánh của doanh nghiệp, người dân ở trong quy định nào tại VBQPPL cụ thể nào.
“Xuất phát từ thực tế này, nếu yêu cầu phải chính xác đến từng điều, khoản, điểm sẽ gây khó cho tổ chức, cá nhân phản ánh”, theo VCCI.
Đồng thời, cần cung cấp thông tin rõ hơn về tiêu chí xác định như thế nào là “thông tin phản ánh, kiến nghị không đảm bảo chính xác”? Trong trường hợp loại bỏ, không tiếp nhận phản ánh thì cơ chế phản hồi cho người dân, doanh nghiệp gửi như thế nào?
Rõ thời điểm hoàn thành việc xử lý phản ánh, kiến nghị
Theo Tờ trình của cơ quan soạn thảo, căn cứ vào thông tin về VBQPPL do người dân, doanh nghiệp phản ánh, phần mềm tự động sẽ lọc cơ quan chủ trì soạn thảo để đề xuất cá nhân, tổ chức lựa chọn cơ quan nhận phản ánh, kiến nghị. Như vậy, theo quy trình này, cá nhân, tổ chức sẽ phải lựa chọn cơ quan nhận phản ánh, kiến nghị trên cơ sở phần mềm gợi ý.
Điều này khiến cho các bước gửi phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân trở nên thiếu thuận lợi hơn và quy trình này “ít tự động” hơn. Vì vậy, VCCI đề nghị xây dựng theo hướng, khi tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân, phần mềm sẽ tự động phân loại, xác định cơ quan chủ trì và chuyển đến cơ quan có trách nhiệm xử lý, thay vì yêu cầu tổ chức, cá nhân phải làm thêm một bước lựa chọn cơ quan nhận phản ánh, kiến nghị.
Đồng thời, cũng theo VCCI, dự thảo Quyết định chưa làm rõ thời điểm nào được xác định là hoàn thành việc xử lý phản ánh, kiến nghị trong khi việc làm rõ thời điểm được xem là hoàn thành xử lý phản ánh, kiến nghị là rất quan trọng. Vì đây là căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành của việc tiếp nhận, xử lý vướng mắc, bất cập, cũng là căn cứ để đánh giá mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức gửi kiến nghị.
Bên cạnh đó, để đảm bảo tính hiệu quả của việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị hiệu quả, VCCI góp ý, cần bổ sung cơ chế đảm bảo thực thi của hoạt động này (ví dụ nêu rõ chủ thể có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, yêu cầu phải thực hiện).
VCCI cũng đề nghị làm rõ, đối với những thông tin đã được tiếp nhận, xử lý, tổ chức, cá nhân có tiếp cận được nguồn thông tin này không? Việc tra cứu các thông tin này có thể khiến cho việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp trở nên minh bạch, và cũng có thể hạn chế tình trạng người dân, doanh nghiệp phản ánh lại những vấn đề đã được giải quyết.
Theo VCCI, cần làm rõ trong dự thảo Quyết định về việc tổng hợp kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp thành một thư mục (có thể có phân loại theo lĩnh vực, hoặc cho phép tìm kiếm theo từ khoá) và người dân, doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn thông tin này để đảm bảo tính minh bạch, dễ tiếp cận của trang web và thuận tiện cho người dân doanh nghiệp...

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/5: Ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất hơn 36 độ C

Nhận định trận Valencia vs Getafe: Lợi thế nghiêng về “Bầy dơi”

Nhận định trận Lazio vs Juventus: Đại chiến sống còn cho tấm vé Champions League

Nhận định trận Southampton vs Man City: “Ngân hàng điểm” khó cản bước tiến của The Citizens

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Chú trọng xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

Cấp thiết xây dựng tuyến kết nối sân bay Gia Bình và Thủ đô Hà Nội

Bế mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Azerbaijan

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm y tế giữa Việt Nam và Trung Quốc

Khẩn trương đưa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân sớm đi vào cuộc sống

Toàn văn: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tiến tới miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030 - 2035

Thống nhất dạy 2 buổi/ngày miễn phí từ năm học 2025 - 2026

Lễ hội Làng Sen năm 2025 được tổ chức quy mô quốc gia với nhiều hoạt động đặc sắc

Thủ tướng yêu cầu tích cực, chủ động đàm phán thương mại với Hoa Kỳ
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Giá vàng thế giới tiếp đà tăng “phi mã”

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm
