
Uống thuốc xong chớ dại ăn bưởi
03/12/2017 08:35
![]() | Kháng kháng sinh ở Việt Nam cao nhất thế giới |
![]() | Trẻ biếng ăn: Chớ vội cho dùng thuốc |
![]() |
Bưởi là loại trái cây tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có một số thời điểm chúng ta không nên ăn bưởi để tránh gây hại cho sức khỏe. Điển hình là lúc chúng ta uống thuốc. Việc ăn bưởi khi uống thuốc sẽ làm thuốc không phát huy tác dụng mà còn có thể gây hại đến sức khỏe.
![]() |
Khi uống thuốc chúng ta không nên ăn bưởi để tránh gây hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa |
Theo chuyên gia thực phẩm Vũ Thế Thành, bưởi làm tăng nồng độ thuốc trong máu, thuốc (uống) được hấp thu ở ruột non, đi qua tĩnh mạch cửa vào gan, sau đó theo máu đi khắp cơ thể. Ngay tại lớp tế bào biểu bì của ruột non, một phần thuốc được chuyển hóa thành những chất khác, để rồi bị loại bỏ ra khỏi cơ thể như một hình thức giải độc.
Gan cũng có chức năng chuyển hóa để giải độc tương tự, nếu cần. Như vậy, lượng thuốc thực sự đi vào máu để trị bệnh bị sụt giảm so với lượng thuốc chúng ta uống vào.
Việc chuyển hóa giải độc này xảy ra với sự xúc tác của các enzyme có tên là CYPs. Nói cách khác, chính do enzyme CYPs này mà nồng độ thuốc trong máu giảm xuống. Các loại thuốc khi được thử lâm sàng, cũng dựa vào mức thuốc còn lại trong máu.
Trong bưởi lại có các hợp chất furanocoumarines. Những chất này ức chế hoạt động của enzyme CYPs nên việc chuyển hóa giải độc để loại thải bị hạn chế. Hậu quả là nồng độ thuốc trong máu tăng cao so với dự tính và gây ra các phản ứng phụ bất lợi cho sức khỏe, tương tự như dùng quá liều thuốc.
Các nghiên cứu cho thấy bưởi có thể làm tăng nồng độ thuốc trong máu của hơn 85 loại thuốc. Các loại thuốc sau đây được xác nhận là bị ảnh hưởng do bưởi:
Thuốc trị cao mỡ máu (cholesterol) thuộc loại statins như Atorvastatin (Lipitor) Lovastatin (Mevacor), Simvastatin (Zocor)… mà phản ứng phụ có thể gây đau cơ.
Thuốc trị cao huyết áp: Đa số các loại thuốc cao huyết áp đều không bị ảnh hưởng do tiêu thụ bưởi. Tuy nhiên, vài loại thuốc huyết áp sau đây bị ảnh hưởng: Felodipine, Nifedipine (Procardia), Losartan (Cozaar), Eplerenone (Inspra). Hậu quả là không kiểm soát được mức huyết áp mong muốn, tùy thuộc vào cơ chế hạ huyết áp của thuốc.
Thuốc ổn định nhịp tim: Một vài loại thuốc như Amiodarone, Dronedarone… bị ảnh hưởng do bưởi và làm thay đổi nhịp tim bất thường.
Thuốc chống nhiễm khuẩn như Erythromycin, Rilpivirine, Primaquine, Albendazole cũng bị ảnh hưởng do bưởi, gây rối loạn nhịp tim.
Theo Nguyên Võ/ plo.vn

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập

Chính phủ thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025

Harry Kane lập công, Bayern nâng đĩa bạc Bundesliga trong ngày ăn mừng rực rỡ

Ngày của Mẹ (Mother's Day), lời nhắc nhở ý nghĩa đối với gia đình

Man City bế tắc trước Southampton: Hòa 0-0 và nguy cơ bật khỏi top 5

Nhận định Torino vs Inter Milan: Trận chiến của hai thế giới

Tỷ giá USD hôm nay (11/5): Giá USD giảm nhẹ

Thêm cơ hội cho các cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn

Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Người phụ nữ sốc nhiễm khuẩn nặng vì tiêm khớp vai tại phòng khám tư nhân

Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân

Hành hung nhân viên y tế là hành vi vi phạm pháp luật, cần bị xã hội lên án

Dự kiến bé trai bị xe ba bánh cán qua người được ra viện trong 3-5 ngày tới

Đề nghị hậu kiểm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng

Cách xử lý bị sốc nhiệt khi ra ngoài với dân văn phòng

Vụ sữa giả, thuốc giả: Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định ngành y tế "đã làm hết trách nhiệm"

Cần 25.000 tỷ đồng/năm để khám sức khỏe định kỳ cho toàn dân
Tin đọc nhiều

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Tỷ giá USD hôm nay (10/5): Giá USD thị trường tự do giảm

Hai nhóm công chức, viên chức được khuyến khích nghỉ việc trước thời điểm sắp xếp tổ chức bộ máy

Newcastle vs Chelsea: Cuộc chiến định đoạt tấm vé Champions League
