
Vài góp ý với ngành Đường sắt!
11/07/2023 10:01
Đảm bảo không gian xanh dưới gầm đường sắt trên cao TP.HCM: Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt |
Năm 1939, khi đi tàu về quê, nhà thơ Tế Hanh cũng phải thốt lên: “Tôi thấy thương những chiếc tàu/Ngàn đời không đủ sức đi mau/Có chi vương víu trong hơi máy”... Nay đã 84 năm trôi qua, vẫn đường ray ấy, dù có nâng cấp “đôi chút” nhưng về cơ bản tốc độ chạy vẫn rất chậm, tiện nghi trên tàu vẫn chưa được “chuyển đổi số” để đáp ứng tiêu chí cách mạng 4.0.
![]() |
Ảnh minh họa:TTXVN |
Vẫn biết, muốn nâng cao chất lượng, tốc độ chạy tàu, điều đầu tiên phải làm mới đường sắt Bắc- Nam. Tuy nhiên, vì nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố tiềm lực tài chính mà đến nay vẫn chưa thể đầu tư tuyến đường sắt mới. Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách, thời gian qua ngành Đường sắt cũng đã tập trung đầu tư nâng cấp các đội tàu, bố trí hệ thống các toa theo hướng hiện đại. Đặc biệt, ưu tiên cho những đội tàu chạy chuyến Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh. Khoang ngồi, khoang giường nằm tương đối sạch. Cố gắng “làm mới” là thế, song có một thứ rất quan trọng thì chưa được nâng cấp đó là nhà vệ sinh. Tốc độ “rùa bò” vì hệ thống đường ray cũ kỹ là chuyện phải chấp nhận, khách hầu như không kêu ca, nhưng hệ thống nhà vệ sinh vừa thiếu lại vừa bẩn thực sự là nỗi ám ảnh.
Trong một xã hội hiện đại, nhà vệ sinh là một trong những yếu tố, tiêu chuẩn được người dùng đặc biệt quan tâm. Với đường sắt, dù tàu có thể chạy chậm, dù toa có thể chật, công nghệ còn nghèo nàn thì ít nhất cố gắng nghiên cứu, tìm tòi để “đổi mới” hệ thống nhà vệ sinh. Là người thường xuyên đi tàu, có lẽ cả đến chục năm hệ thống nhà vệ sinh vẫn vậy. Mỗi toa chỉ một nhà vệ sinh. Vì số lượng người sử dụng nhiều, nên mỗi khi đi vệ sinh cảm giác “đập” vào mắt là sự cũ kỹ, mất vệ sinh, thậm chí đôi khi hết cả nước.
Hôm nọ, đi chuyến tàu từ Nghệ An ra Hà Nội, một người khách nằm cùng khoang cho hay, 20 năm mới đi tàu, không hiểu sao ngành Đường sắt vẫn không nâng cấp hệ thống nhà vệ sinh. Ít nhất, mỗi toa phải có 2 nhà vệ sinh, nam riêng, nữ riêng. Cùng đó, phải mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng nhà vệ sinh. “Khi xác định mỗi du khách đến Việt Nam là một đại sứ du lịch, thì ít nhất ngành Đường sắt phải nâng cao chất lượng nhà vệ sinh để phục vụ nhu cầu tối thiểu của du khách. Mấy chục tiếng đi từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại, du khách phải chịu cảnh nhà vệ sinh như thế thì họ sẽ nghĩ về chúng ta như thế nào”, một hành khách nhận xét.
Để ngành Đường sắt cũng là “đại sứ” du lịch, thiết nghĩ bản thân ngành cần phải tiếp tục nghiên cứu nâng cấp chất lượng các đội tàu; trước mắt là ứng dụng công nghệ thông tin, trang bị wifi, đặc biệt là mở thêm và “nâng tầm” chất lượng nhà vệ sinh. Đôi khi cái nhỏ nhất lại là cái quan trọng nhất.


Chính phủ thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025

Harry Kane lập công, Bayern nâng đĩa bạc Bundesliga trong ngày ăn mừng rực rỡ

Ngày của Mẹ (Mother's Day), lời nhắc nhở ý nghĩa đối với gia đình

Man City bế tắc trước Southampton: Hòa 0-0 và nguy cơ bật khỏi top 5

Nhận định Torino vs Inter Milan: Trận chiến của hai thế giới

Tỷ giá USD hôm nay (11/5): Giá USD giảm nhẹ

“Giải phóng” kinh tế tư nhân

Để hàng giả, hàng “bẩn” không còn đất sống

Vững tin bước vào kỷ nguyên mới

Hôm nay (30/4) kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước: Khát vọng vươn mình!

Tự hào quá Việt Nam ơi!

Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin
Tin đọc nhiều

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Tỷ giá USD hôm nay (10/5): Giá USD thị trường tự do giảm

Hai nhóm công chức, viên chức được khuyến khích nghỉ việc trước thời điểm sắp xếp tổ chức bộ máy

Newcastle vs Chelsea: Cuộc chiến định đoạt tấm vé Champions League
