--> -->
Dòng sự kiện:

Vẹn nguyên mùa Thu năm ấy

02/09/2021 08:12

Chia sẻ
76 năm đã trôi qua (1945-2021), những người con đất Việt vẫn không khỏi bồi hồi nhắc nhở nhau về nguồn cội, về giá trị của hòa bình, về lịch sử hào hùng dân tộc. Họ là những người suốt 76 năm qua lưu giữ vẹn nguyên những kỷ niệm về ngày Tết Độc lập đầu tiên; họ có thể là những người trẻ sinh ra trong hòa bình chưa từng biết đến chiến tranh, nhưng tất cả đều chung niềm tự hào, xúc động mỗi khi mùa thu Cách mạng lại về.
Từ mùa Thu năm ấy "Hà Nội mùa thu năm ấy" trong hồi ức của những nhân chứng lịch sử

Những ký ức không phai…

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã mở ra một bước ngoặt lớn, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ, trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) lịch sử, trước cuộc mít tinh của gần một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập – khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Từ đó, ngày 2/9 đã trở thành ngày Quốc khánh của dân tộc.

Vẹn nguyên mùa Thu năm ấy
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy hào khí tháng Tám, đoàn kết xây dựng đất nước hùng cường (Ảnh tư liệu mít tinh kỷ niệm 70 năm thành lập nước)

Mùa thu năm 2021 đến với đất nước ta trong bối cảnh đặc biệt, đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước làm ảnh hưởng và xáo trộn đời sống xã hội. Thế nhưng, bên cạnh việc chung tay cùng chính quyền phòng chống dịch, thực hiện giãn cách xã hội nhằm đảm bảo “mục tiêu kép” theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ; trong thời khắc mùa thu tháng Tám lịch sử, sâu thẳm trong trái tim những người con đất Việt vẫn không khỏi bồi hồi nhắc nhở nhau về nguồn cội, về giá trị của hòa bình, về lịch sử hào hùng của dân tộc.

Ở tuổi 93, cụ Trần Công Hợp (nguyên cán bộ, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) vẫn khá minh mẫn, đặc biệt khi chia sẻ về ký ức của những ngày tháng Tám năm 1945. Sinh năm 1928, tại phường Trần Tế Xương (thành phố Nam Định), trước Cách mạng tháng Tám, cụ Trần Công Hợp là cán bộ tiền khởi nghĩa tại Trung đoàn 101 Nam Định.

Nhắc lại không khí những ngày mùa thu lịch sử, không giấu được niềm xúc động xen lẫn tự hào khi những ký ức ùa về trong câu chuyện kể của người đàn ông đã bước vào cái tuổi xưa nay hiếm. Bằng giọng nói trầm ấm, những ký ức về mùa thu lịch sử được cụ Hợp kể rất đậm nét, rõ ràng như một thước phim quay chậm, đặc biệt là trong ngày Tết Độc lập đầu tiên của dân tộc, ngày 2/9/1945.

Cụ Hợp nhớ lại: “Khi nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử qua đài phát thanh, chúng tôi đã bật khóc. Đó là những giọt nước mắt của niềm vui, niềm hạnh phúc sau bao năm đất nước chịu lầm than, chúng ta đã thực sự trở thành công dân của một nước độc lập, tự do. Bản Tuyên ngôn Độc lập kết thúc bằng lời thề “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững được quyền tự do, độc lập ấy”…

Thời điểm đó chúng tôi đã tự nhủ với lòng mình, dù không được trực tiếp hô vang lời thề độc lập, nhưng sẽ quyết tâm mang theo lời thề ấy trong tim để vượt qua khó khăn, gian khổ, góp sức nhỏ bé của mình cho sự nghiệp cách mạng dân tộc”.

Sau thời khắc lịch sử ngày 2/9/1945, trước yêu cầu của cuộc cách mạng, chàng trai trẻ Trần Công Hợp mang trong mình nhiệt huyết lại tiếp tục lên đường tham gia kháng chiến và trở thành cán bộ quân khu Việt Bắc (tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ)... Sau đó, cụ Trần Công Hợp tiếp tục được luân chuyển về công tác tại Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Dù trải qua nhiều vị trí công tác, nhiều giai đoạn lịch sử, nhưng mỗi lần nhớ lại về thời khắc mùa thu tháng Tám, cụ Hợp luôn cảm thấy một niềm xúc động, tự hào vô tận.

Vẹn nguyên mùa Thu năm ấy
Dù đã bước vào tuổi xưa nay hiếm, nhắc về mùa thu tháng Tám cụ Trần Công Hợp luôn xúc động và tự hào.

“Tôi mang trong mình tinh thần, ý chí của lời thề độc lập ngày 2/9/1945 trong suốt chặng đường phấn đấu của mình. Dù ở bất kỳ vị trí công tác nào, lời thề độc lập luôn là động lực để tôi hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng và đơn vị giao phó. Đã là lời thề thì phải sống chết với nó, phải quyết tâm thực hiện và giữ vững lời thề. Tôi tin tất cả những người ở thế hệ chúng tôi, những người may mắn được nghe lời thề độc lập năm 1945 đều có chung tư tưởng ấy, tinh thần ấy”, cụ Hợp tâm sự.

Viết tiếp trang sử hào hùng

Cách mạng tháng Tám thành công là kết quả của nhiều yếu tố. Trong đó, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta đã có chiến thuật cách mạng phù hợp, linh hoạt, nhận thức thời cơ và nắm bắt thời cơ để tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Hôm nay đây, được sống trong hào khí của những ngày Cách mạng tháng Tám mỗi người dân lại bồi hồi, xúc động, xen lẫn niềm tự hào.

Đặc biệt, với thế hệ trẻ sinh ra thời kỳ hậu chiến, thì chiến tranh đã trở thành lịch sử. Song, đó là phần lịch sử không được phép lãng quên và không bao giờ được quên lãng. Ngày hôm nay, với lòng kính yêu và biết ơn vô hạn, thế hệ trẻ luôn biết ơn các chiến sĩ cộng sản kiên trung, các anh hùng liệt sĩ, các Mẹ Việt Nam anh hùng, các bậc lão thành cách mạng… đã cống hiến, hy sinh quên mình vì độc lập tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Bày tỏ về cảm xúc của mình, cô giáo Hà Uyên, giáo viên trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ, là thế hệ thanh niên Việt Nam được sinh ra, lớn lên trong hòa bình chúng tôi luôn nhận thức sâu sắc ý nghĩa to lớn của Cách mạng tháng Tám. Vì vậy, chúng tôi xác định thế hệ trẻ phải có trách nhiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ đó, xung kích đi đầu, sẵn sàng cống hiến sức trẻ, trí tuệ của mình vào công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp.

“Tôi thấy mình cần có trách nhiệm hơn nữa trong việc tuyên truyền, gìn giữ và phát huy tinh thần bất diệt của cuộc cách mạng, để thế hệ học trò ngày nay có thể hiểu được những giá trị, những bài học mà cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 để lại - những giá trị, những bài học đánh đổi bằng xương, bằng máu của không biết bao nhiêu con người, bao nhiêu thế hệ cha anh”, cô giáo Hà Uyên bộc bạch.

Vẹn nguyên mùa Thu năm ấy
Cô giáo Hà Uyên chia sẻ về cảm xúc mùa thu Cách mạng tháng Tám.

Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 là bước ngoặt lịch sử vĩ đại, là trang sử vàng chói lọi của dân tộc, là biểu tượng cho sức mạnh tổng hợp của mọi tầng lớp nhân dân vì quốc gia, dân tộc. Là người thuộc lớp sinh ra sau thời chiến, bạn Thành Hưng (sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội) cho biết, thế hệ trẻ chúng tôi thực sự may mắn khi được sinh ra trong thời bình, được đi học và được theo đuổi đam mê của tuổi trẻ và được hưởng thụ những thành quả to lớn của cuộc Cách mạng tháng Tám – đó là hạnh phúc.

“Là thế hệ trẻ, chúng tôi có trách nhiệm gìn giữ và phát huy tinh thần bất diệt đó, để không chỉ thế hệ chúng tôi, mà đến các thế hệ trẻ sau này nữa cũng sẽ hiểu được những giá trị, những bài học to lớn mà các bậc cha anh đã để lại. Qua đó, góp sức xây dựng đất nước ta ngày càng vững mạnh hơn, giàu đẹp hơn”, bạn Thành Hưng chia sẻ...

76 năm nhìn lại, thế hệ trẻ ngày nay càng hiểu hơn về sự kiện vĩ đại của những ngày mùa thu tháng Tám và thấy rõ hơn giá trị của độc lập, tự do, giá trị của hòa bình, thống nhất. Từ đó, thấy rõ trách nhiệm của giữ vững, phát huy tinh thần hào hùng ấy vào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.

Đỗ Đạt

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm