--> -->
Dòng sự kiện:

Vì sao “bóng cười” vẫn còn đất sống?

16/08/2022 08:09

Chia sẻ
Lâu nay, tình trạng kinh doanh, cung cấp “bóng cười” đã bị các cơ quan chức năng xử phạt nhiều. Tuy nhiên, bất chấp quy định và cả những tác hại của “bóng cười”, vì lợi nhuận khủng nên không ít cơ sở vẫn lén lút kinh doanh. Nhiều người đã đặt ra câu hỏi, vì lý do gì “bóng cười” vẫn chưa bị xếp vào danh mục cấm?
Mở tiệc bóng cười trong quán Karaoke bất chấp lệnh cấm Kiểm tra, ngăn ngừa kịp thời vi phạm tại cơ sở kinh doanh có điều kiện Quận Hoàn Kiếm: Phát hiện 8 quán bar kinh doanh "bóng cười", thu giữ hơn 40 bình “khí cười”

Còn nhiều vi phạm

Theo cơ quan Công an, sau thời gian giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện như bar, vũ trường, karaoke được mở lại. Tuy nhiên, để nhanh chóng thu lợi nhuận cao, nhiều cơ sở đã lén lút bán “bóng cười”, “shisha” cho khách hàng. Mặc dù Công an các địa phương đã triển khai các tổ công tác liên ngành kiểm tra, yêu cầu ký cam kết, song, việc một số quán bar cho khách sử dụng “bóng cười”, “shisha” vẫn còn tồn tại.

Vì sao “bóng cười” vẫn còn đất sống?
Nhiều cơ sở kinh doanh vẫn bất chấp quy định, cho khách sử dụng “bóng cười”

Trong đêm 22 rạng sáng 23/7, phóng viên đã có dịp theo chân Công an quận Hoàn Kiếm đột kích vào 22 quán bar trên địa bàn quận. Trong tiếng nhạc chát chúa, mùi khói thuốc đặc quánh, nhiều nam thanh nữ tú vẫn đang “phê” với những quả “bóng cười” khi cơ quan chức năng kiểm tra. Trong số 22 quán bar, cơ quan chức năng phát hiện 8 quán bar vi phạm quy định khi kinh doanh “bóng cười”, lực lượng chức năng thu giữ hơn 40 bình “khí cười”.

Công an quận Hoàn Kiếm cho biết, chỉ trong 4 ngày cuối thàng 7 vừa qua (từ 28-31/7), các lực lượng đã phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 2 - Cục Quản lý thị trường Hà Nội đồng loạt các mũi kiểm tra 43 lượt cơ sở kinh doanh mô hình quán bar, vũ trường trên địa bàn, phát hiện 13 cơ sở kinh doanh “bóng cười”.

Tương tự, tại quận Hai Bà Trưng, sau khi kiểm tra xử phạt hàng loạt cơ sở kinh doanh quán bar, karaoke bán “bóng cười” cho khách, cơ quan Công an đã phát hiện đường đi ngầm của những quả “bóng cười”. Tối 9/8, lực lượng liên ngành đã kiểm tra một địa chỉ được coi là đầu nậu chuyên cung cấp bình "khí cười" cho các quán bar, quán cà phê... ở Hà Nội. Cơ sở này nằm ở số nhà 6 ngõ 331 Trần Khát Chân, phường Thanh Nhàn. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng thu giữ 80 bình khí cười. Chủ cơ sở không xuất trình được các giấy tờ liên quan. Căn cứ hành vi vi phạm, lực lượng chức năng đã xử phạt chủ cơ sở 34 triệu đồng, trong đó 7,5 triệu đồng với lỗi “Không có đăng ký kinh doanh”, 22,5 triệu đồng lỗi “Không có giấy phép kinh doanh hàng hóa hạn chế kinh doanh” và 4 triệu đồng các lỗi vi phạm khác…

Theo cơ quan Công an, không chỉ xuất hiện tại các quán bar, karaoke, vũ trường… người sử dụng cứ có nhu cầu mua “bóng cười” là có thể gọi điện, nhắn tin trên mạng xã hội đặt mua số lượng mặt hàng này một cách dễ dàng. Bất chấp quy định và cả những tác hại của “bóng cười”, vì lợi nhuận cao nên không ít cơ sở vẫn lén lút kinh doanh. Thậm chí nhiều chủ quán karaoke, bar, cà phê đã công khai, ngang nhiên đăng thông tin trên mạng xã hội rao bán những combo “bóng cười” và đồ uống để khách vô tư lựa chọn, đặt bàn.

Chế tài chưa đủ răn đe

Từ năm 2019, Bộ Y tế từng có văn bản gửi Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đồng ý với việc ngừng cho phép sử dụng khí Dinitơ Monoxit (N20 hay còn gọi là “khí cười”), cho mục đích vui chơi, giải trí. Dù đã được Hà Nội cấm sử dụng trong hoạt động vui chơi, giải trí, nhưng khí N2O lại nằm trong danh mục mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Thực tế là bằng nhiều cách khác nhau, “bóng cười” vẫn được tuồn vào thị trường, len lỏi khắp các quán trà chanh vỉa hè, quán cà phê, bar, vũ trường. Nhiều người đặt câu hỏi, tại sao cơ quan chức năng vẫn không xử lý triệt để việc kinh doanh “bóng cười” trong hoạt động vui chơi, giải trí và các “đầu nậu” kinh doanh trái quy định vẫn tồn tại, tái vi phạm?

Theo các chuyên gia pháp lý, Luật Phòng, chống ma túy, “chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện”. Theo định nghĩa này, hệ quả khi lạm dụng khí cười N2O chỉ đúng một tiêu chí, là “gây kích thích, ức chế thần kinh”. Chưa có tuyên bố trên cơ sở khoa học dùng N2O nhiều có thể dẫn tới nghiện. Do đó, chất này chưa được xếp vào dạng ma túy và tiền chất để có căn cứ xử lý hình sự các hành vi liên quan.

Thiếu tá Phạm Mạnh Hà, Phó đội trưởng Đội Cảnh sát kinh tế, Công an quận Hoàn Kiếm, cho biết, theo quy định, “bóng cười” hiện chưa được xếp vào danh mục chất cấm, vì vậy nếu vi phạm kinh doanh khí không rõ nguồn gốc xuất xứ, cơ quan chức năng chỉ có thể xử phạt từ 23 - 25 triệu đồng đối với hộ kinh doanh, và từ 53 - 55 triệu đồng đối với doanh nghiệp. Trong khi đó, lợi nhuận thu từ “bóng cười” có thể lên tới 100 - 200 triệu đồng mỗi tối. Chỉ cần nhìn vào các con số là có thể hiểu được vì sao mà các cơ sở này dù liên tiếp bị xử phạt vẫn cứ ngang nhiên tái phạm.

Là người trực tiếp tham gia các tổ công tác kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến “bóng cười” trên địa bàn quận, Đại úy Nguyễn Khắc Huy, cán bộ Đội Cảnh sát kinh tế Công an quận Hoàn Kiếm, cho rằng, không chỉ kiểm tra, xử phạt hành chính rồi… để đó, Công an quận Hoàn Kiếm cũng đề xuất tước giấy phép kinh doanh đối với những cơ sở tái phạm nhiều lần. Tuy nhiên, đây cũng không phải giải pháp triệt để. Nếu cơ quan quản lý tước giấy phép kinh doanh thì ngay lập tức họ lại cho người khác đứng tên. Do vậy, một là đưa “bóng cười” vào danh mục chất cấm, hai là phải có điều kiện cụ thể trong kinh doanh mặt hàng này. Còn hiện tại, chúng tôi đang gặp rất nhiều khó khăn khi xử lý.

Từ góc độ pháp lý, luật sư Phạm Hải Long (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) nhìn nhận, “bóng cười” thực chất là một loại khí N2O (Dinitơ oxit hay nitrous oxide) được nén hoặc bơm vào quả bóng. Khí N2O thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp (số thứ tự 120, Phụ Lục II của Nghị định 113/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hóa chất). Khí N2O (khí cười) là nguyên liệu không thể thiếu cho ngành sản xuất công nghiệp như ngành điện tử, sản xuất thực phẩm, sử dụng trong y tế... Tuy nhiên, hiện nay, khí N2O không nằm trong mục các chất ma túy được ban hành theo Nghị định 73/2018/NĐ-CP (được sửa đổi tại Nghị định 60/2020/NĐ-CP). Còn trong lĩnh vực giải trí, Việt Nam chưa có quy định pháp lý về việc sử dụng khí N2O. Do đó, vấn đề cần quản lý hiện nay là hiện tượng sử dụng khí N2O sai mục đích tại các tụ điểm vui chơi giải trí.

Vì lợi nhuận và các cơ sở kinh doanh đã có các hành vi vi phạm như kinh doanh không có giấy phép, khai báo không đúng mặt hàng nhập khẩu, trà trộn khí N2O lẫn với các mặt hàng khác. Thiết nghĩ, cần thiết phải có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn đối với việc nhập khẩu khí N2O và ngăn ngừa hành vi sử dụng N2O cho mục đích vui chơi, giải trí./.

Minh Phương

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm