--> -->
Dòng sự kiện:

Việt Nam "bắt tay" Nhật Bản thỏa thuận trao đổi dữ liệu vệ tinh

18/09/2017 16:28

Chia sẻ
Ngày 18/9 tại Hà Nội, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam VNSC (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam – VAST) đã ký thỏa thuận hợp tác về trao đổi dữ liệu vệ tinh với Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA).
viet nam bat tay nhat ban thoa thuan trao doi du lieu ve tinh Tạo đột phá từ ứng dụng công nghệ thông tin
viet nam bat tay nhat ban thoa thuan trao doi du lieu ve tinh Hà Nội: Ứng dụng công nghệ giám sát trực tuyến nhân viên xe buýt
viet nam bat tay nhat ban thoa thuan trao doi du lieu ve tinh Nhân lực ngành công nghệ thông tin: Lương cao vẫn nhảy việc
viet nam bat tay nhat ban thoa thuan trao doi du lieu ve tinh [Infographic] Ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh
viet nam bat tay nhat ban thoa thuan trao doi du lieu ve tinh
Việt Nam – Nhật Bản ký thỏa thuận về trao đổi dữ liệu vệ tinh. (Ảnh: PV)

Thỏa thuận trao đổi dữ liệu vệ tinh nhằm hỗ trợ Chương trình DataCube ở Việt Nam - một nền tảng dữ liệu lớn của các vệ tinh quan sát trái đất để phát triển các ứng dụng liên quan đến: giám sát lúa; rừng và chất lượng nước cũng như thúc đẩy việc sử dụng dữ liệu vệ tinh trong các lĩnh vực nói trên.

Với thỏa thuận này, Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Hàng không Vũ trụ Nhật Bản sẽ cung cấp các sản phẩm ScanSAR ALOS-2 chụp lãnh thổ Việt Nam các đề nghiên cứu được hai bên đồng thuận, thỏa thuận cũng là khuôn khổ để hai bên mở rộng hợp tác trong phát triển nghiên cứu, ứng dụng qua việc sử dụng các sản phẩm quan sát đất ("sản phẩm EO"), không chỉ của vệ tinh ALOS-2 mà còn của các vệ tinh khác cũng như các dữ liệu đã có sẵn trong hệ thông Việt Nam DataCube.

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam sẽ vận hành và duy trì hệ thống Việt Nam DataCube để lưu trữ dữ liệu ALOS-2, thúc đẩy việc sử dụng dữ liệu ALOS-2 trong các lĩnh vực ứng dụng; thực hiện các nghiên cứu, ứng dụng và thúc đẩy sử dụng các sản phẩm EO của các vệ tinh khác đặc biệt là vệ tinh Nhật Bản cũng như dữ liệu có sẵn phục vụ cho hoạt động của hệ thống Việt Nam DataCube.

Các hoạt động thuộc thỏa thuận này được bắt đầu ngay khi hai bên tiến hành ký kết và tiếp tục trong vòng 2 năm từ 9/2017 – 9/2019.

Trong cùng ngày cũng đã diễn raHội thảo quốc tế hệ thống quan sát trái đất toàn cầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 10 với chủ đề “Tăng cường hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững bằng hệ thống quan sát trái đất: Kinh nghiệm từ khu vực Châu Á – Châu Đại Dương”.

GS. VS. Châu Văn Minh - Chủ tịch, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu toàn cầu. Thực tế, lũ quét, sạt lở đất, áp thấp nhiệt đới và bão đã tàn phá nhiều nhà cửa, làng mạc, đường xá và làm nhiều người dân thiệt mạng.

Hội thảo thảo luận về nhu cầu của Châu Á – Châu Đại Dương về thông tin, quan sát sinh vật, quan sát biển, nền tàng dữ liệu và chia sẻ dữ liệu của các vệ tinh quan sát trái đất, đặc biệt, xác định phương thức đẩy mạnh công nghệ vũ trụ và ứng dụng công nghệ vũ trụ cho giám sát thiên tai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững và tạo cuộc sống tốt đẹp hơn trong môi trường xanh.

Theo Linh Linh/Lao động

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 phải đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới, trong đó cần tập trung vào đột phá đổi mới phương thức hoạt động gắn với địa bàn dân cư; đồng thời đề ra 10 chỉ tiêu cho nhiệm kỳ.

Thêm cơ hội cho các cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn

Điều trị vô sinh hiếm muộn là một hành trình dài và tốn kém chi phí, nhiều cặp vợ chồng không chỉ đối mặt với những áp lực tinh thần, mà còn mang trên vai gánh nặng tài chính khi các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện nay vẫn chưa nằm trong danh mục chi trả của bảo hiểm y tế.

Học sinh tiểu học Việt Nam nằm trong tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực Toán, Đọc hiểu và Viết

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa nhận kết quả bước đầu tham gia Chương trình Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học khu vực Đông Nam Á (SEA-PLM) chu kỳ 2024. Theo đó, học sinh tiểu học Việt Nam tiếp tục nằm trong tốp đầu ở cả 3 lĩnh vực Toán, Đọc hiểu và Viết. Kết quả chi tiết về điểm số và xếp hạng sẽ được công bố vào cuối năm 2025.
Xem thêm