
Việt Nam hoàn toàn có thể đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên
15/03/2025 07:01
Tại công bố Báo cáo điểm lại tháng 3/2025 do WB thực hiện, WB dự báo, triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn rất tích cực nhưng những bất định toàn cầu cần được xem xét thận trọng. Đà tiến của nền kinh tế có thể chững lại nếu những cơn gió ngược của kinh tế toàn cầu và gián đoạn thương mại trở thành hiện thực.
Đan xen với những thách thức là cơ hội tích cực cho triển vọng tăng trưởng. Chuyên gia kinh tế của WB nhận định, tăng trưởng cao hơn ở Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, nhất là về nhu cầu tiêu dùng, có thể làm cho nhu cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam cao hơn so với dự báo.
Bên cạnh đó, lãi suất trên thế giới hạ nhiệt sẽ thu hẹp chênh lệch lãi suất và làm giảm áp lực tỷ giá giữa US$/VND. Đầu tư công được đẩy mạnh có thể hỗ trợ tổng cầu và đóng góp cho tăng trưởng. Quá trình phục hồi thị trường bất động sản được đẩy nhanh nhờ phê duyệt dự án nhanh hơn có thể tiếp tục đẩy mạnh nhu cầu trong nước.
![]() |
(Ảnh minh họa: Đ.Đ) |
Trên cơ sở đó, WB nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt mức 6,8% trong năm 2025 và ổn định ở mức 6,5% trong năm 2026. Chia sẻ thêm về dự báo này, theo ông Andrea Coppola - Chuyên gia kinh tế trưởng của WB, đánh giá triển vọng kinh tế được xem xét từ những dữ liệu mới nhất trong năm 2025 khi lực cầu bên ngoài đang có dấu hiệu yếu hơn so với năm trước.
Cụ thể, trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu hàng hoá tăng trưởng chậm hơn, ở mức 8% so với mức gần 20% cùng kỳ năm 2024. Ngoài ra, chỉ số PMI có tín hiệu cho thấy lực cầu suy yếu. Vốn FDI cam kết đạt 2,2 tỷ USD trong 2 tháng qua, giảm so với con số 3,6 tỷ cùng kỳ năm 2024.
Dự báo của WB hiện khá chênh lệch so với mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam đặt ra là 8%. Chuyên gia kinh tế trưởng của WB cho rằng, mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được nhưng phải có các điều kiện thực hiện.
Đó là, bối cảnh toàn cầu thuận lợi với lực cầu mạnh từ các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ và châu Âu cùng những điều kiện toàn cầu thông thoáng như lãi suất toàn cầu không giảm thêm. Ở trong nước, Việt Nam cần thực hiện chính sách tài khoá hiệu quả hơn, không chỉ tăng giải ngân đầu tư công mà cần tăng mức chất lượng đầu tư công.
Hiện nay, mức nợ công cho phép tạo dư địa tài khoá để Việt Nam thực hiện hiệu quả tăng chất lượng đầu tư công, nhất là các ngành hạ tầng giao thông, năng lượng, tăng vốn con người.
Bên cạnh đó, ông Andrea Coppola cũng khuyến nghị, nếu duy trì tăng trưởng ở mức cao cần theo dõi sát sao lạm phát, thúc đẩy tiềm năng, tăng năng suất nền kinh tế.
Bảo Thoa

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/5: Ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất hơn 36 độ C

Nhận định trận Valencia vs Getafe: Lợi thế nghiêng về “Bầy dơi”

Nhận định trận Lazio vs Juventus: Đại chiến sống còn cho tấm vé Champions League

Nhận định trận Southampton vs Man City: “Ngân hàng điểm” khó cản bước tiến của The Citizens

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Chú trọng xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động

Quy định mới về việc phát hành chứng chỉ tiền gửi

Nhiều vướng mắc “kéo chân” tiến độ giải ngân

Thông tin về gói tín dụng 500 ngàn tỷ đồng cho vay doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, công nghệ số

Hệ thống KRX chính thức vận hành, chứng khoán lập tức tăng điểm

Hà Nội: Thu, chi ngân sách trên địa bàn 4 tháng đầu năm 2025

Hà Nội thu ngân sách 4 tháng đầu năm đạt 61,4% dự toán

Doanh nghiệp tư nhân cần "đường băng thể chế" để bứt tốc

Sử dụng hiệu quả nhà, đất công khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm

“Cha tôi, người ở lại” tập 36: Căng thẳng bùng nổ - Nguyên nổi giận với mẹ, An vỡ mộng tình thân
