--> -->
Dòng sự kiện:

Visa lần đầu tiên triển khai công nghệ Chấp nhận thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động

28/11/2020 16:11

Chia sẻ
Ngày 27/11,Visa - công ty công nghệ thanh toán điện tử hợp tác cùng Ngân hàng Sacombank tại Việt Nam triển khai đồng thời công nghệ Chấp nhận thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động, kết hợp với giải pháp Phê duyệt nhà bán hàng siêu tốc của Visa, một ứng dụng di động đơn giản cho phép doanh nghiệp sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng như một thiết bị thanh toán không tiếp xúc.
Visa và NextTech hợp tác thúc đẩy thanh toán số trên các nền tảng thương mại điện tử Đẩy mạnh các giải pháp thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại Shopee và Visa ký kết hợp tác mở ra cơ hội phát triển mới cho nền kinh tế kỹ thuật số

Prudential Việt Nam, Dai-ichi Life và Tiki sẽ là những đối tác đầu tiên tại Việt Nam triển khai Chấp nhận thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động, cùng với việc ra mắt giải pháp Phê duyệt nhà bán hàng siêu tốc của Visa, sẽ giúp hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại nhanh chóng và dễ dàng hơn khi toàn bộ quy trình đăng ký đều được thực hiện trực tuyến.

Visa lần đầu tiên triển khai công nghệ Chấp nhận thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động
Đại diện Ngân hàng Sacombank và Prudential Việt Nam ký kết hợp tác Chấp nhận thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động

Bà Đặng Tuyết Dung - Giám đốc Visa Việt Nam và Lào cho biết: “Trong bối cảnh người tiêu dùng Việt Nam hiện đang gia tăng sử dụng các phương thức thanh toán kỹ thuật số sau dịch Covid-19, chúng tôi chân thành cám ơn Ngân hàng Sacombank đã đồng hành cùng Visa ra mắt công nghệ Chấp nhận thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động, đồng thời hỗ trợ người tiêu dùng cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cả nước dễ dàng tiếp cận phương thức thanh toán số.

Thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động là một giải pháp tiết kiệm và dễ sử dụng để chuyển sang kỷ nguyên không tiếp xúc. Giải pháp này không chỉ hữu ích cho hoạt động thanh toán tại cửa hàng mà còn có thể được sử dụng khi giao hàng, giúp người tiêu dùng thanh toán không tiếp xúc ngay tại nhà khi nhận hàng.”

Với công nghệ Chấp nhận thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động, doanh nghiệp có thể nhanh chóng biến thiết bị Android thành thiết bị chấp nhận thanh toán, đáp ứng yêu cầu hiệu quả về chi phí và khả năng nhận thanh toán không tiếp xúc. Đơn vị chấp nhận thanh toán có thể xử lý khoản thanh toán chỉ qua một lần chạm mà không cần lắp đặt thêm phần cứng tốn kém khác. Vì không yêu cầu kiến ​​thức hoặc kỹ năng đặc biệt, nhân viên bán hàng có thể nhanh chóng và dễ dàng thực hiện việc nhận thanh toán bằng thiết bị thông minh mọi lúc, mọi nơi.

Ông Nguyễn Minh Tâm - Phó Tổng Giám đốc Sacombank cho biết: “Sự hợp tác giữa Sacombank và Visa đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng quy trình hoàn toàn tự động khép kín cho việc phê duyệt một nhà bán hàng đến chấp nhận thanh toán thẻ ngay. Sacombank đã tích hợp công nghệ Chấp nhận thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động của Visa vào ứng dụng mMerchant – ứng dụng di động dành riêng cho các đơn vị chấp nhận thẻ, nhằm đáp ứng nhu cầu triển khai các hình thức thanh toán số nhanh chóng và tiện lợi. Với thế mạnh trong hoạt động bán lẻ cùng với hệ khách hàng phong phú từ doanh nghiệp bảo hiểm, thương mại điện tử đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh… các giải pháp này sẽ giúp khách hàng hiện hữu cũng như khách hàng tiềm năng của Sacombank tăng doanh số bán hàng, tiết kiệm chi phí vận hành, đồng thời sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình chuyển đổi thanh toán không tiền mặt, đem lại lợi ích chung cho nền kinh tế.”

Visa lần đầu tiên triển khai công nghệ Chấp nhận thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động
Đại diện các đơn vị: Sacombank, Visa và Tiki cùng trao đổi về công nghệ Chấp nhận thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động

Kết nối thông minh đang trở nên phổ biến tại Việt Nam. Theo các khảo sát của Visa trong năm 2020, hơn 85% người tiêu dùng sở hữu ít nhất một ví điện tử hoặc ứng dụng thanh toánvà hơn 40% người tiêu dùng sử dụng thanh toán không tiếp xúc. Bên cạnh đó, với 129,5 triệu thuê bao di động – hơn một nửa trong số đó sử dụng 3G và 4G – cho thấy nhu cầu mạnh mẽ về các giải pháp thanh toán kỹ thuật số của người tiêu dùng.

Việc Prudential Việt Nam, Dai-ichi Life và Tiki trở thành đối tác chính thức triển khai Chấp nhận thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động sẽ giúp khách hàng mua bảo hiểm và mua hàng trực tuyến trở thành những người tiêu dùng đầu tiên trải nghiệm những lợi ích của thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại. Thông qua việc giảm thiểu chi phí cơ sở hạ tầng cũng như xử lý các giao dịch ngay tại chỗ, Chấp nhận thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động sẽ góp phần đẩy nhanh thời gian thanh toán và giao hàng. Công nghệ hỗ trợ EMV cũng sẽ được triển khai trên các thiết bị thông minh, từ đó giảm chi phí quản lý thiết bị cho đơn vị chấp nhận thanh toán cũng như đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng hạn chế tiếp xúc trực tiếp trong giai đoạn đại dịch Covid-19.

Bà Nguyễn Thị Giang - Phó Tổng Giám đốc Công nghệ và Giao dịch Bảo hiểm của Prudential Việt Nam chia sẻ: “Là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực bảo hiểm kỹ thuật số, Prudential Việt Nam luôn không ngừng cải tiến về sản phẩm và dịch vụ để theo kịp xu hướng số hóa của thị trường. Chấp nhận thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động là cơ hội tuyệt vời để chúng tôi đẩy nhanh quá trình thanh toán các gói bảo hiểm và mang tới trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Đồng hành triển khai công nghệ Chấp nhận thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại cùng Visa và ngân hàng Sacombank, chúng tôi hi vọng giải pháp này sẽ mang lại nhiều sự lựa chọn và thuận tiện hơn cho khách hàng thân thiết của mình.”

B.D

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.
Xem thêm