--> -->
Dòng sự kiện:
Nộp phạt giao thông trực tuyến

Vừa tiện ích, vừa giảm tiêu cực

09/07/2020 10:44

Chia sẻ
Từ 1/7, dịch vụ nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến chính thức được triển khai trên phạm vi toàn quốc. Nhiều chuyên gia cho rằng, hình thức nộp phạt này sẽ giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính và góp phần chống tiêu cực. Tuy nhiên trên thực tế, người dân lại tỏ ra không mấy mặn mà với dịch vụ trên.
Ngồi nhà cũng có thể đổi bằng lái, nộp phạt vi phạm giao thông
Những con số sau gần 1 tháng tổng kiểm soát phương tiện
Hà Nội tăng cường xử lý vi phạm giao thông

Nhiều tiện ích, giảm tiêu cực

Tháng 2/2020, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan xây dựng, tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Dịch vụ công Quốc gia đối với thu tiền nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (thuộc thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát giao thông).

Đến giữa tháng 3/2020, Cục Cảnh sát giao thông tiến hành thí điểm nộp phạt vi phạm giao thông qua Cổng dịch vụ công tại 5 địa phương: Hà Nội, thành phố Hồ Chí minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Bình Thuận. Ngày 1/7, dịch vụ này đã chính thức được triển khai trên phạm vi toàn quốc. Thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia, người dân có thể sử dụng các dịch vụ để nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, thay vì việc phải trực tiếp đến các kho bạc, ngân hàng nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính.

4032 107585308 311162310018875 8057369749799714893 n
Từ 1/7 dịch vụ nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến chính thức được triển khai trên phạm vi toàn quốc.

Cụ thể, người vi phạm giao thông khi bị xử phạt hành chính chỉ cần truy cập vào trang web của Dịch vụ công Quốc gia (dichvucong. gov.vn) để nộp phạt. Thời gian hệ thống cập nhật quyết định xử phạt là 7 ngày. Sau 7 ngày kể từ khi nhận quyết định xử phạt, người dân nhập số biên bản vi phạm hành chính; ngày, tháng, năm vi phạm; họ và tên sẽ tìm ra quyết định, số tiền bị xử phạt. Sau đó thực hiện các bước thanh toán qua ngân hàng/trung tâm thanh toán, nhận biên lai. Từ đó, lực lượng Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện…

Phải khẳng định rằng, việc tiến hành nâng cấp và cung cấp dịch vụ thu tiền nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên Cổng Dịch vụ Công quốc gia là một bước tiến lớn, góp phần nâng cao hiệu lực cải cách thủ tục hành chính. Tất cả những sự thay đổi trên đều hướng tới mục tiêu nhằm phục vụ hiệu quả, tốt nhất cho nhân dân.

Trước đây, việc nộp phạt vi phạm giao thông phải qua khá nhiều bước. Để nộp phạt, đầu tiên, người vi phạm phải tới Đội Cảnh sát giao thông nơi làm việc của đồng chí Cảnh sát giao thông đã lập biên bản xử phạt bạn theo đúng ngày hẹn trong biên bản để nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Sau khi nhận quyết định xử phạt bằng văn bản người vi phạm phải ra Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng được Kho bạc Nhà nước ủy quyền để nộp phạt.

Nộp phạt xong, người vi phạm phải mang biên lai thu tiền được Kho bạc Nhà nước, hoặc ngân hàng cấp quay lại Đội/phòng Cảnh sát giao thông đã ra quyết định xử phạt để nhận lại giấy tờ, hoặc phương tiện bị tạm giữ.

Đến nay, khi triển khai nộp phạt qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia, người vi phạm được phục vụ mọi nơi, mọi lúc. Việc áp dụng thanh toán trực tuyến đối với các loại thuế, lệ phí hay tiền phạt trong lĩnh vực giao thông vừa nhanh gọn, lại có thể tiết giảm được đến mức tối đa chi phí thực hiện về thời gian, thành phần hồ sơ. Không chỉ tạo điều kiện tối đa cho người dân, việc nộp phạt qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia còn giảm được đội ngũ nhân sự liên quan trong các thủ tục nhận tiền, ghi biên lai…

Người dân chưa “mặn mà”

Có thể thấy, việc tiến hành nâng cấp và cung cấp dịch vụ thu tiền nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên Cổng Dịch vụ Công quốc gia đã góp phần rút giảm bớt các thủ tục hành, tiết kiệm thời gian, công sức cho người dân.

Trước đó, tại Hà Nội, nhằm phục vụ cho công tác thí điểm cũng như triển khai, Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an thành phố Hà Nội, đã tổ chức tuyên truyền, tập huấn hoạt động trên đến các đơn vị thuộc Phòng; đồng thời tập trung nhập dữ liệu lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Đại úy Trần Quang Chinh, Đội phó Đội Cảnh sát giao thông số 6 cho biết: Trong 3 tháng thí điểm, đơn vị đã nhập khoảng gần 200 dữ liệu vi phạm của lái xe lên cổng dịch vụ công Quốc gia. Tuy nhiên, số lượng lái xe nộp phạt qua “kênh” này là không có. Chỉ có 129 tài xế đến trực tiếp đơn vị nộp phạt, 47 tài xế còn lại chưa nộp phạt do vẫn đang trong thời gian hẹn giải quyết.

Tuy nhiên, trên thực tế, dịch vụ này lại chưa được người dân thật sự quan tâm.Cụ thể, thời gian quan số lượng người tra cứu để thực hiện nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tương đối lớn, khoảng hơn 16.000 lượt tra cứu, thực hiện.

Theo số liệu từ Cục Cảnh sát giao thông cho thấy, từ thời điểm bắt đầu thí điểm nộp phạt đến nay, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã đăng vào Cổng Dịch vụ Công quốc gia 13.000 trường hợp vi phạm, trong đó 11.000 trường hợp có quyết định xử phạt. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng nộp tiền phạt qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia còn hạn chế, mới chỉ nhận được 97 trường hợp. Đây là con số vô cùng ít so với những dữ liệu được nhập lên.

Lý giải về tình trạng người dân chưa quan tâm tới dịch vụ này, theo Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông số 6, qua thời gian thí điểm, có thể rút ra một số nguyên nhân khiến người dân chưa “mặn mà”, bởi người vi phạm giao thông đều đã có tuổi, ngại sử dụng công nghệ thông tin. Hơn nữa, một số người sinh sống quanh địa bàn Hà Nội vẫn có thói quen đến tận trụ sở của Đội giao thông hoặc ra kho bạc để giải quyết vi phạm và nộp phạt.

Trong thời gian tới, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội sẽ tiếp tục nâng cao phương pháp tuyên truyền, ngoài tuyên truyền bằng miệng như hiện tại, có thể phát tờ rơi hướng dẫn người dân cách thức để thực hiện việc nộp phạt trực tuyến như: Cách truy cập vào Cổng Dịch vụ công Quốc Gia, cách đăng nhập tài khoản, cách nộp tiền phạt online...

Lê Thắm

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm