--> -->
Dòng sự kiện:
Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội:

Xác định sông Hồng là trục không gian văn hóa sáng tạo

24/11/2023 21:06

Chia sẻ
Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, xác định trục không gian sông Hồng phát triển là không gian xanh, trung tâm của đô thị trung tâm, không gian văn hóa sáng tạo, trục phát triển kinh tế - xã hội và là không gian điểm nhấn biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.
Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô: Xây dựng Hà Nội có tổng thể không gian phát triển Năm 2024 vốn kế hoạch đầu tư công của Hà Nội là hơn 81.000 tỷ đồng

Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 sẽ thống nhất, tích hợp, kết nối đồng bộ với Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng, Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô, các quy hoạch tỉnh, chuyên ngành, ngành, lĩnh vực có liên quan; đồng thời, đồng bộ, tích hợp, thống nhất với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đáp ứng những yêu cầu phát triển mới…

Qua đó góp phần đưa Thủ đô Hà Nội phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực; trở thành thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao… Đồ án sẽ là cơ sở để quản lý quy hoạch, xây dựng chính sách phát triển Thủ đô Hà Nội và triển khai tiếp công tác đầu tư xây dựng theo quy hoạch.

Xác định sông Hồng là không gian điểm nhấn, biểu tượng của Thủ đô
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông giải trình về Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Mô hình cấu trúc phát triển Thủ đô Hà Nội được điều chỉnh sẽ bao gồm: Đô thị trung tâm (gồm Khu vực đô thị phía Nam sông Hồng; Khu vực đô thị Long Biên, Gia Lâm và thành phố phía Bắc gồm Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); thành phố phía Tây (gồm đô thị vệ tinh Hòa Lạc, Xuân Mai); các đô thị vệ tinh Sơn Tây, Phú Xuyên; thị trấn sinh thái và thị trấn; hệ thống đô thị và hệ thống nông thôn.

Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung cũng đã dự kiến không gian phát triển kết nối với các tỉnh lân cận về các phân khu chức năng, giao thương, văn hóa, giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy…

Đặc biệt, Hà Nội có Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (cửa ngõ quốc tế), dự kiến có sân bay thứ 2 tại khu vực phía Nam (sân bay quốc nội, có thể nâng cấp thành sân bay quốc tế), đã đề xuất bổ sung chức năng dân dụng cho các sân bay quân sự: Gia Lâm, Hòa Lạc… phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồ án cũng đã định hướng có 5 trục không gian chính của Thủ đô…

Giải trình, làm rõ các ý kiến đại biểu nêu về Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông cho biết Ban Cán sự đảng UBND Thành phố đã tiếp thu đầy đủ ý kiến đóng góp của các đại biểu thông qua các phiên thảo luận tại tổ.

Tổng hợp ý kiến cho thấy, các đại biểu cơ bản đồng tình với Đồ án. 9 nhóm ý kiến tập trung vào việc đề xuất điều chỉnh quy hoạch thành phố phía Bắc; xác định trục không gian sông Hồng phát triển là không gian xanh, trung tâm của đô thị trung tâm, không gian văn hóa sáng tạo, trục phát triển kinh tế - xã hội và là không gian điểm nhấn biểu tượng của Thủ đô Hà Nội; sự cần thiết xây dựng Chương trình phát triển đô thị thành phố, trong đó sẽ xác định Chương trình tái thiết đô thị đoạn sông Hồng đi qua địa bàn các quận trung tâm Thành phố và các khu vực cần tái thiết tại các quận nội đô…

Xác định sông Hồng là trục không gian văn hóa sáng tạo
Xác định trục không gian sông Hồng phát triển là không gian xanh và là không gian điểm nhấn biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.

Theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông, đây là những nội dung rất quan trọng được xác định trong Đồ án. Nếu triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản, cải tạo môi trường, cảnh quan hai bên sông đạt hiệu quả thì sẽ cơ bản tạo dựng được bộ mặt đô thị toàn Thành phố xanh, sạch, đẹp…

Ban Cán sự đảng UBND Thành phố khẳng định sẽ tiếp thu đầy đủ các ý kiến liên quan đến việc phát triển sân bay thứ 2 vùng Thủ đô tại phía Nam thành phố; đề nghị tăng tỷ lệ đất phát triển đô thị, nâng cấp loại đô thị; nghiên cứu đề xuất sân bay lưỡng dụng; cải tạo, quy hoạch khu vực nông thôn; phát triển du lịch dọc sông Đà, xã đảo Minh Châu; rà soát các số liệu diện tích quy hoạch đất rừng tại khu vực Sóc Sơn và Ba Vì…

Chỉ đạo một số nội dung liên quan đến đề xuất điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cơ bản thống nhất với các nội dung đề xuất.

Để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của Đồ án, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đề nghị cần lưu ý một số nội dung. Trước hết, trong quá trình nghiên cứu định hướng điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, các cơ quan chuyên ngành của Thành phố cần bám sát các nội dung Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị như: Nghị quyết số 15, Nghị quyết số 06... và quan trọng nhất là bảo đảm đồng bộ với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được lập theo Luật Quy hoạch.

Bí thư Thành ủy yêu cầu các đơn vị liên quan nghiên cứu làm rõ nét hơn nữa định hướng phát triển khu vực nông thôn của Thủ đô, gắn với khai thác hiệu quả điều kiện tự nhiên, giữ gìn và phát huy bản sắc các vùng văn hóa truyền thống: Sơn Nam Thượng, Xứ Đoài, Xứ Đông, Kinh Bắc, Thăng Long… Qua đó từng bước nâng cao chất lượng đời sống khu vực nông thôn.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cũng đề nghị nghiên cứu đồng bộ giữa xây dựng mới và cải tạo, chỉnh trang, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa; hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh - quốc phòng. Trong đó, kiên định với định hướng phát triển 2 thành phố trực thuộc Thủ đô là: Thành phố Bắc sông Hồng (Mê Linh - Sóc Sơn - Đông Anh), Thành phố phía Tây Hà Nội (Hòa Lạc - Xuân Mai) và 5 trục phát triển; kết hợp với đầu tư xây dựng sân bay quốc tế thứ 2.

Các đơn vị chức năng nghiên cứu đề xuất một số sân bay lưỡng dụng trong Thành phố làm tiền đề tạo cực tăng trưởng mới để phát triển kinh tế - xã hội đối với các khu vực phía Bắc, phía Đông và phía Tây của Thành phố; đồng thời, tạo dư địa phát triển cho khu vực phía Nam. Cùng với đó, cần nghiên cứu đầu tư, nâng cấp, mở rộng các tuyến giao thông đường sắt, đường thủy kết nối với các tỉnh lân cận như: Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, cũng như kết nối quốc tế… Qua đó góp phần khẳng định vai trò trung tâm của Thủ đô Hà Nội tại vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

P.Ngân

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm