
Xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải đi sớm, đi trước, mở đường
21/03/2025 17:05
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật Hà Nội đề nghị làm rõ mô hình chính quyền cơ sở khi sửa đổi Hiến pháp |
5 trọng tâm đổi mới xây dựng và thi hành pháp luật
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh vừa chủ trì Phiên họp lần thứ hai Ban soạn thảo, Tổ giúp việc soạn thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới”.
Báo cáo tình hình xây dựng dự thảo Chỉ thị tại phiên họp, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý Nguyễn Văn Cương cho biết, đến ngày 19/3/2025, Bộ Tư pháp đã nhận được 5/6 văn bản góp ý của Ban Đảng Trung ương, 15/20 Đảng ủy Bộ, ngành và 44/63 Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương. Bộ Tư pháp cũng phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia về “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới”.
Dự thảo Chỉ thị “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong Kỷ nguyên mới” xác định 5 trọng tâm trong công tác đổi mới xây dựng và thi hành pháp luật. Cụ thể: Bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tổ chức thi hành pháp luật; đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật là “đột phá của đột phá” trong hoàn thiện thể chế; xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải đi sớm, đi trước, mở đường, nắm bắt mọi cơ hội, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia...
Trên cơ sở bám sát nội dung, tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, yêu cầu, đòi hỏi mới của tình hình phát triển đất nước, bảo đảm nhất quán với nội dung, tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương, Đề án xác định mục tiêu của việc đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
![]() |
Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: PM) |
Về nhiệm vụ và giải pháp, trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác xây dựng và thi hành pháp luật, bối cảnh tác động, yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, phù hợp với nội dung, tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW, Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư pháp kiến nghị các nhiệm vụ và giải pháp đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, với 7 nhóm giải pháp...
Tăng cường đầu tư vào nghiên cứu chính sách
Phát biểu tại phiên họp, Thiếu tướng Trần Nguyên Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an đề nghị Ban soạn thảo chỉnh lý nội dung quan điểm chỉ đạo để thể hiện đầy đủ tư tưởng của Bộ Chính trị và Tổng Bí thư. Bên cạnh đó, Ban soạn thảo cần lập ra mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể gắn với giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Bà Nguyễn Quỳnh Liên, Trưởng Ban Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị cần xác định rõ những vấn đề chung của pháp luật cần giải quyết, xác định rõ các trụ cột pháp luật trong kỷ nguyên mới là gì, từ đó xây dựng định hướng phù hợp.
Đồng thời cần tăng cường ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo trong xây dựng và quản lý pháp luật; xây dựng kho dữ liệu pháp luật thống nhất, chính thống để làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá và hoạch định chính sách; thành lập bộ phận chuyên trách về soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao chất lượng và tính thống nhất của hệ thống pháp luật…
Kết luận phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nêu rõ, dự thảo Chỉ thị cần cô đọng, tránh trùng lặp, đảm bảo sự nhất quán, những giải pháp đưa ra phải thể hiện được tinh thần đổi mới và tính đột phá trong việc tổ chức và thi hành pháp luật. Nội dung của dự thảo phải có những điểm nhấn xuyên suốt, như vấn đề nguồn nhân lực, chuyển đổi số, đặc thù pháp luật quốc tế và biện pháp đảm bảo kinh phí...
Bộ trưởng cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cập nhật thêm các bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm trong thời gian gần đây, như phát triển kinh tế tư nhân, phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam… cũng như kết luận của Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp; tham khảo thêm dự thảo mới nhất của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng.
Đồng thời, nội dung dự thảo phải gắn chặt mục tiêu phát triển với yêu cầu của kỷ nguyên mới. Pháp luật trong giai đoạn này không chỉ là công cụ quản lý mà còn phải trở thành nền tảng vững chắc, động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển. Việc xây dựng và thực thi pháp luật chính là "đột phá của đột phá" trong quá trình hoàn thiện thể chế. Nhưng quan trọng hơn, nó phải xuất phát từ thực tiễn, phản ánh đúng nhu cầu của đất nước, trở thành bệ phóng cho cải cách và phát triển.
Việc xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật trong giai đoạn tới phải có tư duy đổi mới, không thể tiếp cận theo cách cũ. Pháp luật phải trở thành nền tảng và động lực phát triển đất nước, gắn liền với yêu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, cần tăng cường đầu tư vào nghiên cứu chính sách, đảm bảo tính chủ động trong xây dựng pháp luật, tránh tình trạng bị động hoặc thiếu cơ sở khoa học. Sự tham gia của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người dân cũng cần được đẩy mạnh để tăng tính phản biện và minh bạch...

“Những chặng đường bụi bặm” tập 24: Nguyên phẫn nộ vì ông Nhân nhận tội thay, Hậu lạnh lùng tuyệt tình

Mount tỏa sáng, Manchester United hạ gục Bilbao để tiến vào chung kết Europa League

Đánh sập sàn ngoại hối Verbo Capital lừa đảo hơn 4.000 người

Quy định mới về quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước

Tỷ giá USD hôm nay (9/5): Giá USD thế giới tăng "phi mã"

Tổng Bí thư Tô Lâm bắt đầu thăm chính thức LB Nga

Giá xăng dầu hôm nay (9/5): Thế giới bật tăng, trong nước giảm

Đại biểu đề nghị bổ sung nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án hóa chất đối với người lao động

Tạo thuận lợi trong phát triển, quản lý hóa chất

Bỏ “biên chế suốt đời” để nâng cao chất lượng nhân sự khu vực công

Kết thúc hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và cấp huyện

Tăng nhiệm vụ, quyền hạn cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh

Đề xuất tăng số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao

Tổ chức chính quyền cấp xã cần linh hoạt, phù hợp với từng vùng, miền

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Bỏ thi nâng ngạch, chế độ tập sự, cán bộ công chức sẽ rất vui

Cần có chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức thuê, mua nhà ở công vụ

Đã có hơn 1.300 lượt ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp qua VNeID
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm

Nhận định Chelsea vs Djurgarden: Thủ tục tại Stamford Bridge trước ngưỡng cửa chung kết
