--> -->
Dòng sự kiện:

Xây dựng kịch bản tăng trưởng điện cao hơn so với Quy hoạch điện VIII

19/02/2025 12:44

Chia sẻ
Để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội đạt 8% trở lên theo Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua, thì việc đảm bảo quy mô nguồn điện phải tăng trưởng gấp 2,5 - 3 lần công suất hiện tại. Đó là một trong những nội dung quan trọng được đưa ra tại Hội nghị tham vấn ý kiến Hội đồng thẩm định đề án điều chính Quy hoạch điện VIII do Bộ Công Thương tổ chức.
Cảnh báo gia tăng lừa đảo tiền điện tử thời AI Hơn 60% hành khách tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội sử dụng vé tháng Quốc hội "chốt" chính sách đặc thù xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Đề cập đến vấn đề này, tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định cho biết, do đã xác định mục tiêu đưa tăng trưởng kinh tế đạt mức tối thiểu 8% vào năm 2025, phấn đấu tăng trưởng hai con số vào những năm tiếp theo nên đến năm 2030, Việt Nam phải hoàn thành mục tiêu phát triển quy mô nguồn điện gấp 2,5 - 3 lần công suất điện hiện tại, tiến tới quy mô gấp 5 - 7 lần vào năm 2050.

Xây dựng kịch bản tăng trưởng điện cao hơn so với Quy hoạch điện VIII
Toàn cảnh Hội nghị tham vấn ý kiến Hội đồng thẩm định đề án điều chính Quy hoạch điện VIII do Bộ Công Thương tổ chức.

Để thực hiện các mục tiêu này, tăng trưởng năng lượng phải đồng bộ với quy mô kinh tế, đồng thời đáp ứng cam kết quốc tế về trung hòa carbon vào năm 2050. Điều này đòi hỏi phải nhanh chóng điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, dù mới được phê duyệt vào năm 2023 - để phù hợp với nhu cầu tăng trưởng mạnh và xu hướng chuyển dịch năng lượng sạch.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Năng lượng Việt Nam khẳng định, việc điều chỉnh dự báo nhu cầu điện là cần thiết, phù hợp với thực tiễn và định hướng phát triển của Đảng, Nhà nước. Theo ông Tuấn, với mức tăng trưởng GDP dự kiến 8% năm 2025 và 10% giai đoạn 2026 - 2030, nhu cầu điện sẽ tăng cao.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh, cần tính toán phương án dự phòng theo vùng để tránh thiếu điện cục bộ, thay vì dự phòng chung toàn quốc. Với giai đoạn 2031 - 2035, việc giảm tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện là hợp lý, phù hợp với xu thế chuyển dịch sang kinh tế dịch vụ và giảm bớt các ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng. Ngoài ra, cần đánh giá kỹ nhu cầu điện cho giao thông xanh, nhất là đường sắt cao tốc Bắc - Nam và hệ thống Metro.

Đại diện Hội năng lượng Việt Nam cũng cho rằng, chiến lược phát triển năng lượng cần cân bằng giữa các khu vực. Trong khi miền Bắc thiếu điện, miền Trung lại thừa. “Chúng ta nên tận dụng tiềm năng điện mặt trời ở miền Bắc. Đức có 96.000MW điện mặt trời với chỉ 900 giờ nắng mỗi năm, trong khi miền Bắc Việt Nam có tới 1.200 giờ nắng”, ông Tuấn dẫn chứng và khuyến nghị cần có chính sách phát triển hợp lý và phân bổ đầu tư đồng đều giữa các vùng để tối ưu hóa nguồn lực và giảm áp lực về vốn.

Đề cập đến tiềm năng phát triển năng lượng, ông Ngô Tuấn Kiệt, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Năng lượng đánh giá, hiện tại, miền Bắc và miền Nam vẫn là hai trung tâm kinh tế chủ yếu, trong khi miền Trung - dù sở hữu nhiều tiềm năng năng lượng tái tạo lại chưa được khai thác đúng mức.

“Cần nghiên cứu một kịch bản phát triển kinh tế miền Trung để giảm bớt áp lực truyền tải điện ra miền Bắc và miền Nam. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro thiên tai đối với hệ thống truyền tải mà còn tận dụng tối đa các nguồn năng lượng sẵn có tại chỗ”, ông Ngô Tuấn Kiệt đề xuất.

Tại cuộc tham vấn, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, cần phải xây dựng kịch bản tăng trưởng điện cao hơn nhiều so với Quy hoạch điện VIII. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng cho rằng cần phải thay đổi dự báo tăng trưởng. Theo đó, ở kịch bản cơ sở đề nghị phải điều chỉnh từ 45 - 50% so với Quy hoạch điện VIII.

“Do chúng ta đặt ra mục tiêu năm 2025 đạt tăng trưởng GDP 8%, từ năm 2026 - 2030 mỗi năm tăng 10%. Như vậy, kịch bản cơ sở phải để là 45 - 50%, kịch bản cao từ 60 - 65% so với hiện nay và kịch bản cực đoan là 70 - 75%”, Bộ trưởng Diên nói.

Về điện hạt nhân, các chuyên gia đều cho rằng, việc hoàn thành xây dựng nhà máy đầu tiên vào năm 2031 là thách thức lớn, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về công nghệ và nhân lực nhưng sẽ thành hiện thực nếu có sự quyết tâm và cơ chế phù hợp. Theo các chuyên gia, với kinh nghiệm từ các nghiên cứu khả thi trước đây, Việt Nam có thể rút ngắn thời gian thực hiện, đặt mục tiêu hoàn thành hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trong vòng 5 - 6 năm.

Đỗ Đạt

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Không chỉ là khẩu hiệu, Tháng Công nhân hằng năm đã trở thành dịp để nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn triển khai những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động. Trong đó, các chương trình khám sức khỏe miễn phí là minh chứng cụ thể cho sự thấu hiểu, đồng hành cùng công nhân không chỉ trong công việc mà cả hành trình giữ gìn sức khỏe và an sinh lâu dài.
Xem thêm