-->
Dòng sự kiện:

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

18/04/2025 17:57

Chia sẻ
Với vai trò định hướng, thành phố Hà Nội sẽ tập trung hỗ trợ về công nghệ, truyền thông, hợp tác quốc tế và phát triển thị trường. Việc phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa cần được thực hiện theo lộ trình với những bước đi phù hợp, chắc chắn.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại các bãi sông phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô Câu chuyện về Seongsudong, Hàn Quốc và gợi mở cho công nghiệp văn hóa Thủ đô Nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa

Bài học từ thế giới

Tại Hội thảo “Giải pháp tổ chức và hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hóa và khu phát triển thương mại và văn hóa” diễn ra sáng 18/4, các đại biểu đã tham gia đã có nhiều đề xuất, nhiều sáng kiến sáng tạo trong việc xây dựng, phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa. Trong đó, các chuyên gia trong và ngoài nước đã đưa ra nhiều mô hình phát triển công nghiệp văn hóa từ các quốc gia, rút ra bài học cho Hà Nội.

Ông Emmanuel Cerise - Trưởng đại diện vùng Région Ile-de-France tại Hà Nội, cho biết: Ở Pháp, quản lý văn hóa gắn với phát triển kinh tế. Hiện nay, ngành công nghiệp văn hóa mang lại cho kinh tế Pháp khoảng 110 tỷ euro. Trên toàn EU, công nghiệp văn hóa đứng thứ 3 sau Xây dựng và Kinh doanh nhà hàng - khách sạn. Lĩnh vực công nghiệp văn hóa gồm nghệ thuật, quảng cáo, truyền hình, báo chí, điện ảnh, trò chơi điện tử...

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn
Luật sư Nguyễn Hữu Quang chia sẻ một số cách làm trung tâm công nghiệp văn hóa một số quốc gia trên thế giới.

Ông Cerise cho rằng Hà Nội có địa giới hành chính rộng, sức hút văn hóa lớn ở ngoại thành, có thể phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa hiệu quả. Hà Nội nên phát triển cả trung tâm do Nhà nước và tư nhân quản lý. Để phát huy các trung tâm công nghiệp văn hóa, cần đầu tư hạ tầng giao thông, xây các tuyến buýt kết nối di sản, cung cấp tài liệu cho hành khách.

Từ kinh nghiệm tổ chức sự kiện văn hóa tại Pháp, ông Emmanuel Cerise đề xuất Hà Nội nên tổ chức sự kiện thường kỳ như Lễ hội Thiết kế Sáng tạo, hoạt động quảng bá di sản tại biệt thự 46 Hàng Bài. “Chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng Hà Nội trong bảo tồn, phát huy di sản và xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa hiệu quả”, ông Emmanuel Cerise nói.

Chia sẻ tại Hội thảo, Luật sư Nguyễn Hữu Quang cho biết, các trung tâm công nghiệp văn hóa tại Pháp, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc là những không gian hữu hình và thuận lợi về thể chế cho việc nuôi dưỡng hoạt động văn hóa và sáng tạo. Các trung tâm này bao gồm các hoạt động hình thành cơ sở hạ tầng, đào tạo, tài trợ, ươm tạo và quảng bá.

Từ các mô hình của các nước trên thế giới, ông Quang đề xuất, trung tâm công nghiệp văn hóa phải là khu vực có ranh giới địa lý xác định, bao gồm một khu vực hoặc một tòa nhà. Có nhiều quy mô, có chuyên ngành và đa ngành theo các lĩnh vực công nghiệp văn hóa mà Thủ đô đang ưu tiên phát triển.

Trung tâm công nghiệp văn hóa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập để hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, kinh doanh các sản phẩm văn hóa sáng tạo. Đặc biệt, có trung tâm văn hóa công nghiệp do Nhà nước đầu tư, hỗ trợ hoặc tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, văn nghệ sĩ tham gia xây dựng, hình thành công nghiệp văn hóa…

Ưu tiên tái sử dụng không gian bỏ không

Ngoài ra, cề góp ý cho dự thảo Nghị quyết, các đại biểu đã đề nghị Thành phố cần làm rõ hơn nữa nguồn lực phát triển công nghiệp văn hóa, đặc biệt là từ khối doanh nghiệp nước ngoài; xây dựng cơ chế cụ thể hơn về việc cho thuê tài sản công; cần bổ sung chính sách hỗ trợ các chủ thể sáng tạo trong hoạt động công nghiệp văn hóa dựa trên không gian văn hóa, di sản văn hóa, gắn liền với cộng đồng.

Bà Phạm Thị Thanh Hường - Trưởng ban Văn hóa, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, cho rằng: Hiện nay, Hà Nội có nhiều di sản đô thị cũ đã được làm sống lại qua các lễ hội sáng tạo như Bốt Hàng Đậu, Nhà máy xe lửa Gia Lâm… Đây là tiềm năng lớn để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa.

Theo đó, bà Hường đề xuất tái sử dụng khu công nghiệp cũ, di sản công nghiệp bị bỏ hoang thành trung tâm công nghiệp văn hóa - vừa tiết kiệm chi phí, vừa tạo cảm hứng sáng tạo. Ngoài ra, cần phát triển trung tâm liên kết đa ngành: văn hóa, thiết kế sáng tạo, công nghệ, khuyến khích thử nghiệm mới và tạo không gian trải nghiệm.

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn
Hiện nay, Hà Nội có nhiều di sản đô thị cũ đã được làm sống lại qua các lễ hội sáng tạo như Bốt Hàng Đậu, Nhà máy xe lửa Gia Lâm…

“Nhà nước hoàn toàn có thể tạo quỹ hợp tác công tư; thu hút sự tham gia của cộng đồng như nghệ sĩ, nhà sáng tạo, sinh viên... Kinh nghiệm từ các quốc gia cho thấy, nhà nước nên đóng vai trò điều tiết”, bà Hường bày tỏ.

Phát biểu kết luận Hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn khẳng định, việc phát triển công nghiệp văn hóa là một trong những chủ trương quan trọng của thành phố nhằm biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Trong điều kiện hiện nay, Thành phố sẽ ưu tiên việc sử dụng lại các khu nhà máy, trụ sở, khu công nghiệp cũ để cải tạo, chuyển đổi công năng phục vụ phát triển văn hóa.

Bên cạnh đó, Thành phố đã ban hành Nghị quyết về liên doanh, liên kết, nhượng quyền… Đây là cơ sở để các đơn vị thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa theo hình thức này. Thành phố sẽ chủ trương đẩy mạnh hình thức hợp tác Công - Tư (đầu tư công, quản trị tư), phát huy sự sáng tạo, đổi mới của khu vực tư nhân”.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội cũng lưu ý cần quan tâm đến quy hoạch chuyên ngành, tránh chồng chéo, để có thể huy động tối đa các nguồn lực cùng tham gia phát triển. Với vai trò định hướng, thành phố Hà Nội sẽ tập trung hỗ trợ về công nghệ, truyền thông, hợp tác quốc tế và phát triển thị trường. Việc phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa cần được thực hiện theo lộ trình với những bước đi phù hợp, chắc chắn.

Kim Tiến

Danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Công văn số 2154/BGDĐT-QLCL gửi các Sở GD&ĐT; các đại học, học viện, trường đại học cùng các trường cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non về việc miễn thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và ưu tiên xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng năm 2025.

Hiệu quả từ các phong trào thi đua

Thời gian qua, các cấp Công đoàn huyện Hoài Đức đã triển khai sâu rộng phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” nhằm động viên, khích lệ nữ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) hăng hái thi đua trong lao động sản xuất, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đơn vị, từ đó nâng cao đời sống, việc làm của mỗi đoàn viên.

Tập thể cũ - không chỉ là nơi để ở

Với thế hệ đầu 8X như chúng tôi, những khu nhà tập thể là cả một ký ức tuổi thơ sống động và ngập tràn kỷ niệm. Bởi nơi ấy đã cho chúng tôi có một cuộc sống dù giản dị nhưng hết sức êm đềm, nơi đó “tình làng, nghĩa xóm” là điều không thể thiếu giữa bộn bề phố thị. Có thể, vào thời điểm đó cuộc sống của không ít gia đình còn những khó khăn, vất vả nhưng bọn trẻ con chúng tôi vẫn thật vô tư, hạnh phúc trong khu ở của chính mình.

“Giải phóng” kinh tế tư nhân

Doanh nghiệp là chủ thể cạnh tranh của nền kinh tế, thành hay bại của nền kinh tế ngoài cơ chế, chính sách, cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có khối doanh nghiệp tư nhân được xác định đặc biệt quan trọng.

Đàm phán thương mại “dĩ bất biến, ứng vạn biến”

Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4. Thủ tướng lưu ý, cần chuẩn bị tốt việc đàm phán với Hoa Kỳ; các hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 80 năm Quốc khánh.
Xem thêm