-->
Dòng sự kiện:

Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

18/04/2025 16:15

Chia sẻ
Trên cơ sở xác định các ngành công nghiệp văn hóa ưu tiên, cùng với các nội dung có liên quan được xác định tại các văn bản Luật Thủ đô và Quy hoạch Thủ đô đã được phê duyệt, thành phố Hà Nội đã và đang tiếp tục cụ thể hoá các cơ chế, chính sách (cả cơ chế đặc thù) cho lĩnh vực quan trọng này để góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô trong giai đoạn tới.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại các bãi sông phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô Câu chuyện về Seongsudong, Hàn Quốc và gợi mở cho công nghiệp văn hóa Thủ đô Nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa

Tiềm năng lớn phát triển công nghiệp văn hóa

Tại Hội thảo Giải pháp tổ chức và hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hóa và khu phát triển thương mại và văn hóa” diễn ra sáng 18/4, TS Lê Ngọc Anh - Thành ủy viên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội cho rằng, quan điểm và hành động hướng tới các ngành công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo đã và đang trở thành xu hướng phát triển chung của thế giới.

Đây cũng là một trong những chiến lược phát triển quan trọng, toàn diện và bền vững, thu hút nguồn lực hợp tác quốc tế, tạo ra lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy và có đóng góp khá lớn vào tăng trưởng GDP. Đồng thời, góp phần định vị thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế.

Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô
TS Lê Ngọc Anh - Thành ủy viên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội cho biết, Thành phố có nhiều tiềm năng lớn để phát triển công nghiệp văn hóa.

Việc ưu tiên phát triển mạnh các ngành công nghiệp văn hóa đi đôi với hoàn thiện thị trường văn hóa đã được Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố đặt ra nhằm quán triệt, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của Chính phủ. Là một trung tâm sáng tạo lớn của cả nước, Hà Nội luôn đi tiên phong trong việc phát triển công nghiệp văn hóa, tạo dựng những mô hình phát triển công nghiệp văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam và Thủ đô ngàn năm văn hiến.

“Với bề dày lịch sử và nền tảng di sản văn hóa phong phú, đa dạng, nơi hội tụ, kết tinh, tỏa sáng, nơi nuôi dưỡng, thúc đẩy sự sáng tạo văn hóa. Thành phố Hà Nội có tiềm năng lớn cho phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, nơi tạo ra các sản phẩm và dịch vụ văn hóa chất lượng. Thời gian qua, Thành phố đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phát triển văn hóa nói chung, phát triển công nghiệp văn hóa nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của công chúng, người tiêu dùng trong nước và quốc tế”, ông Lê Ngọc Anh cho biết.

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được nghiên cứu lập là 1 trong 3 nội dung quan trọng mà Thành phố tập trung quyết liệt trong năm 2023. Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã bảo đảm tính kế thừa và phát triển, có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược.

Bám sát, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các chủ trương, nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư có liên quan; thống nhất, đồng bộ, không chồng chéo, mâu thuẫn với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành quốc gia. Quy hoạch Thủ đô cần có “tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội”, tạo ra “cơ hội mới - giá trị mới” trong phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” cả trước mắt và lâu dài.

Quy hoạch hợp lý ở những khu vực có lợi thế

Khuyến nghị về một số vấn đề cần quan tâm khi xây dựng các mô hình trung tâm công nghiệp văn hoá và các khu thương mai và văn hóa, TS Lê Ngọc Anh nhấn mạnh: Phát triển các trung tâm công nghiệp văn hoá cần được quy hoạch hợp lý ở những khu vực có lợi thế về hạ tầng, điều kiện văn hóa - xã hội, đặc biệt phải có diện tích đủ lớn vì trung tâm này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các yếu tố văn hóa truyền thống và hiện đại, giúp thúc đẩy sáng tạo trong các ngành công nghiệp văn hóa, tạo ra các sản phẩm văn hóa có giá trị.

Đồng thời, việc hình thành các khu vực văn hóa trong trung tâm sẽ phục vụ phát triển du lịch, nâng cao giá trị thương mại và văn hóa của Hà Nội; các khu phát triển thương mại và văn hóa cần được khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng về lợi thế vị trí, văn hóa - thương mại.

Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô
Theo TS Lê Ngọc Anh, khi xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông Hồng cần lưu ý các vấn đề về quy hoạch đê điều, thủy lợi...

Công tác quy hoạch và đầu tư hạ tầng cần thực hiện đồng bộ về giao thông, bãi đỗ xe, khu vực ăn uống, lưu trú, khu vực trải nghiệm; quảng bá, giới thiệu, bán sản phẩm; cảnh quan, vệ sinh công cộng… để phát huy tối đa, khai thác hiệu quả các trung tâm công nghiệp văn hoá và khu phát triển thương mại và văn hóa.

Về mô hình tổ chức, trung tâm công nghiệp văn hóa cần đa dạng hóa mô hình tổ chức, bao gồm cả công lập và ngoài công lập. Trong đó, đề nghị khuyến khích các mô hình ngoài công lập để phát huy tối đa khả năng sáng tạo và quản trị hiệu quả.

Khu phát triển thương mại và văn hóa thì đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên liên quan, đại diện cả nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư. Do đó, cần nghiên cứu, làm rõ mô hình phù hợp với từng khu vực: Khu phố, tuyến phố, làng nghề, điểm dân cư nông thôn hiện hữu vì các khu vực này có đặc điểm riêng, rất khác biệt.

Về cơ chế đầu tư và vận hành: Trung tâm công nghiệp văn hóa cần đa dạng hoá các mô hình đầu tư và vận hành, trong đó mô hình về đầu tư công, quản trị tư có thể rất phù hợp, đặc biệt đối với các trung tâm công nghiệp văn hoá được xây dựng tại các công trình của nhà nước, các công trình di tích văn hoá, lịch sử…

Bên cạnh đó, về xây dựng trung tâm công nghiệp văn hoá tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng, TS Lê Ngọc Anh khuyến nghị khi xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông Hồng cần lưu ý các vấn đề về quy hoạch đê điều, thủy lợi; cân nhắc nghiên cứu xây dựng các mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa thích ứng với điều kiện thủy văn của sông Hồng, không làm cản trở thoát lũ.

Kim Tiến

Danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Công văn số 2154/BGDĐT-QLCL gửi các Sở GD&ĐT; các đại học, học viện, trường đại học cùng các trường cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non về việc miễn thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và ưu tiên xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng năm 2025.

Hiệu quả từ các phong trào thi đua

Thời gian qua, các cấp Công đoàn huyện Hoài Đức đã triển khai sâu rộng phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” nhằm động viên, khích lệ nữ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) hăng hái thi đua trong lao động sản xuất, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đơn vị, từ đó nâng cao đời sống, việc làm của mỗi đoàn viên.

Tập thể cũ - không chỉ là nơi để ở

Với thế hệ đầu 8X như chúng tôi, những khu nhà tập thể là cả một ký ức tuổi thơ sống động và ngập tràn kỷ niệm. Bởi nơi ấy đã cho chúng tôi có một cuộc sống dù giản dị nhưng hết sức êm đềm, nơi đó “tình làng, nghĩa xóm” là điều không thể thiếu giữa bộn bề phố thị. Có thể, vào thời điểm đó cuộc sống của không ít gia đình còn những khó khăn, vất vả nhưng bọn trẻ con chúng tôi vẫn thật vô tư, hạnh phúc trong khu ở của chính mình.

“Giải phóng” kinh tế tư nhân

Doanh nghiệp là chủ thể cạnh tranh của nền kinh tế, thành hay bại của nền kinh tế ngoài cơ chế, chính sách, cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có khối doanh nghiệp tư nhân được xác định đặc biệt quan trọng.

Đàm phán thương mại “dĩ bất biến, ứng vạn biến”

Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4. Thủ tướng lưu ý, cần chuẩn bị tốt việc đàm phán với Hoa Kỳ; các hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 80 năm Quốc khánh.
Xem thêm