
Tập trung soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô
05/02/2025 14:51
Khen thưởng 5 tập thể và 38 cá nhân có thành tích trong xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) Sửa Luật Tổ chức Chính phủ: Tiếp tục hoàn thiện các quy định về “phân cấp”, “ủy quyền” |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Kế hoạch số 31/KH-UBND về việc soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô trong năm 2025.
Kế hoạch nhằm soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), văn bản cá biệt để triển khai thi hành Luật Thủ đô kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả. Qua đó, xác định rõ các nội dung công việc, thời hạn hoàn thành, và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc soạn thảo, ban hành các văn bản để tổ chức thi hành Luật.
Nội dung triển khai: Tham gia xây dựng các văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ theo Quyết định số 717/QĐ-TTg ngày 27/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ: Nghị định quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, chương trình giáo dục, việc cấp văn bằng, chứng chỉ thực hiện liên kết giáo dục, giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp (khoản 3 Điều 22); Nghị định quy định về quản lý, sử dụng không gian ngầm (Khoản 2 Điều 19); Nghị định quy định về thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp, tham gia góp vốn vào doanh nghiệp để thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ (khoản 4 Điều 23).
Xây dựng văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND, UBND Thành phố: Văn bản thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố gồm 64 VBQPPL, 10 văn bản cá biệt; Văn bản thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố gồm 16 VBQPPL, 8 văn bản cá biệt.
UBND Thành phố giao Giám đốc các sở, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm được giao chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm trực tiếp phụ trách, chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố về chất lượng, tiến độ xây dựng, ban hành văn bản theo Kế hoạch này; chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể để phân công rõ nhiệm vụ, thời hạn, kết quả, trách nhiệm tổ chức thực hiện; bảo đảm chất lượng, tiến độ.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Chỉ đạo việc lập, thực hiện dự toán kinh phí xây dựng văn bản theo quy định của pháp luật và Nghị quyết số 22/2024/NQ-HĐND ngày 4/10/2024 của HĐND Thành phố quy định một số nội dung chi, mức chi xây dựng văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô. Chủ động đề xuất với Tổ Công tác về việc: Thuê chuyên gia (trong trường hợp cần thiết); đề xuất tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm; hoạt động khảo sát, nghiên cứu, trao đổi với các địa phương trong nước và nước ngoài.
Huy động, tập trung nguồn lực của cơ quan, đơn vị để thực hiện nhiệm vụ soạn thảo các VBQPPL triển khai thi hành Luật Thủ đô theo phân công của UBND Thành phố; ưu tiên bố trí công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt tham gia vào công tác xây dựng văn bản; bố trí thời gian, công việc phù hợp và ưu tiên phân công lãnh đạo sở, công chức các phòng, đơn vị tham gia đầy đủ, đúng thành phần vào nhiệm vụ xây dựng VBQPPL của Tổ Công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô của Thành phố và kế hoạch xây dựng VBQPPL triển khai thi hành Luật Thủ đô của cơ quan, đơn vị.
Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp UBND Thành phố theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành, đơn vị thuộc Thành phố, UBND cấp huyện triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công theo Kế hoạch này theo đúng tiến độ, nội dung được phân công.
Phối hợp với Văn phòng UBND Thành phố, các sở, ngành được giao chủ trì xây dựng văn bản tham mưu Tổ công tác tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, thuê chuyên gia. Tham mưu Tổ công tác định kỳ tổ chức họp với các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo để cập nhật tình hình và chỉ đạo về nội dung, quy trình, tiến độ soạn thảo văn bản.
UBND Thành phố đề nghị Thường trực HĐND Thành phố chỉ đạo, các ban của HĐND Thành phố phối hợp, tham gia với các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì trong quá trình soạn thảo, góp ý, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo văn bản. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội quan tâm, phối hợp trong việc xây dựng các văn bản bản; nghiên cứu, lựa chọn nội dung để tổ chức phản biện xã hội đối với các dự thảo VBQPPL để thi hành Luật Thủ đô.
Ngoài ra, UBND Thành phố yêu cầu bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Thành ủy; sự chỉ đạo thống nhất của HĐND, UBND Thành phố; sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc soạn thảo các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô.
Việc xây dựng VBQPPL để triển khai thi hành Luật Thủ đô phải bảo đảm đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL. Thường xuyên, kịp thời kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ, giải quyết vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.

Danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Hiệu quả từ các phong trào thi đua

Tập thể cũ - không chỉ là nơi để ở

“Giải phóng” kinh tế tư nhân

Đàm phán thương mại “dĩ bất biến, ứng vạn biến”

Tăng nhiệm vụ, quyền hạn cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh

70 năm đấy vẫn bao nhiêu tình

Đánh thức tiềm năng du lịch và công nghiệp văn hóa xứ Đoài

Kết nối mạng lưới không gian sáng tạo: Động lực mới phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Tháo gỡ điểm nghẽn để Hà Nội phát triển thương mại và văn hóa

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô
