--> -->
Dòng sự kiện:

Xây dựng văn hóa ứng xử học đường trong thời đại mới

02/12/2021 22:18

Chia sẻ
Ngày 2/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức Tọa đàm “Mô hình văn hóa ứng xử trong trường học” với sự tham dự của các chuyên gia, nhà trường. Qua đó, đưa ra các giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Văn hóa ứng xử Xử phạt học sinh nói bậy có khả thi không ?

Phát biểu tại Tọa đàm, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cho biết: Văn hoá học đường là một môi trường quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ, có lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, có ý thức và trách nhiệm cao với đất nước, với gia đình và bản thân.

Việc xây dựng mô hình văn hoá ứng xử trong trường học là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng văn hóa học đường và trở thành yêu cầu cấp thiết trong việc góp phần thực hiện khâu đột phá chiến lược về phát triển nhanh nguồn nhân lực trong những năm tới.

Xây dựng văn hóa ứng xử học đường trong thời đại mới
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh chủ trì Tọa đàm.

Theo Thứ trưởng Minh, dù đạt được nhiều thành tựu, tuy nhiên, văn hóa ứng xử trong cơ sở giáo dục hiện nay cũng còn những bất cập. Môi trường văn hoá học đường bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực... Dư luận xã hội có nhiều quan ngại về sự xuống cấp của môi trường văn hóa xã hội nói chung và đã ảnh hưởng không nhỏ trong môi trường học đường.

“Để việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học đi vào thực chất, ngành Giáo dục mong muốn toàn xã hội cùng triển khai một cách khoa học, đồng bộ, chặt chẽ, phù hợp các giải pháp tạo ra môi trường văn hóa học đường an toàn, lành mạnh qua đó góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước”, Thứ trưởng Ngô Thị Minh nhấn mạnh.

Xây dựng văn hóa ứng xử học đường trong thời đại mới
Toàn cảnh Tọa đàm.

Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu đã chia sẻ, trao đổi và thảo luận đánh giá, phân tích đúng thực trạng văn hoá ứng xử trong trường học hiện nay, đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục.

Chia sẻ tại tọa đàm, ông Kiều Cao Trinh - Phó Trưởng phòng Chính trị tư tưởng (Sở GD&ĐT Hà Nội) cho biết, thời gian qua, ngành GD&ĐT đang tiếp tục triển khai dạy bộ tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh cho học sinh Thủ đô đã thu được những kết quả rất khả quan.

Hiện nay ngành GD&ĐT đang xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn và dạy cho các lớp mầm non 5 tuổi trên địa bàn Thành phố.

Bên cạnh đó, đơn vị cũng chỉ đạo các nhà trường, Phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã thành lập bộ phận làm công tác tư vấn tâm lý trong trường học.

“Đến nay đã có 100% các đơn vị trường học (1674 trường phổ thông) đã thành lập bộ phận tư vấn tâm lý với thành phần gồm đại diện Ban Giám hiệu, giáo viên kiêm nhiệm hoặc hợp đồng chuyên trách, nhân viên y tế trường học, giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Đội”, ông Trinh cho hay.

Xây dựng văn hóa ứng xử học đường trong thời đại mới
PGS.TS Đặng Quốc Bảo chia sẻ về giá trị của thông điệp “Tiên học lễ, Hậu học văn”.

Còn bà Nguyễn Thuý Liễu - Phó trưởng Phòng Chính trị tư tưởng Sở GD&ĐT Hải Phòng cho hay: Do đặc thù là một thành phố có tốc độ phát triển nhanh nên học sinh thành phố Hải Phòng có điều kiện tiếp cận nhiều với các phương tiện thông tin đại chúng. Do đó, các em có sự hiểu biết sâu rộng nền văn hóa nhiều nước trên thế giới nhưng các em cũng luôn giữ được ý thức tự tôn dân tộc.

Tuy nhiên, cùng với đó, việc được tiếp cận nhiều luồng thông tin đa chiều thông qua đài, báo, truyền hình, internet, điện thoại di động… cũng ảnh hưởng lớn đến tâm sinh lý, sự hình thành nhân cách của các em.

Đặc biệt việc tiếp cận các thông tin lệch chuẩn, phiến diện sẽ tiêm nhiễm vào thế hệ trẻ lối sống suy đồi về đạo đức, ích kỷ, thực dụng. Học sinh xem nhẹ lời khuyên của cha mẹ, thầy cô dẫn đến những biểu hiện lệch lạc về chuẩn mực đạo đức…

Vì vậy, bà Liễu đề xuất cần phải xây dựng tiêu chí về văn hoá ứng xử cho các nhà trường. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến xây dựng văn hóa ứng xử trong các các mối quan hệ cơ bản như: Ứng xử giữa thầy với thầy; ứng xử giữa thầy với trò; giữa thầy cô với cha mẹ học sinh.

Trình bày tham luận tại Tọa đàm, PGS.TS Đặng Quốc Bảo lại nhấn mạnh về vấn đề giá trị của thông điệp “Tiên học lễ, Hậu học văn” trong giáo dục hiện nay. PGS.TS Đặng Quốc Bảo cho rằng, thông điệp “Tiên học lễ, Hậu học văn” được truyền ngôn từ thế hệ này qua thế hệ khác, là trụ cột giáo dục đạo đức, lối sống cho con em tại các gia đình có gia phong trong sáng, gia pháp nghiêm minh, gia giáo nền nếp. Thông điệp này từng được một số nhà trường coi là triết lý phát triển trong hoạt động giáo dục, đào tạo.

“Tuy nhiên ở nước ta trong bước phát triển hiện đại, thông điệp này có những bước thăng trầm. Có thời kỳ tại nhiều nhà trường thông điệp trên được treo tưng bừng nhưng có lúc lại bị lãng quên, thậm chí có người lớn tiếng phê phán, cho nội dung thông điệp đi ngược với trào lưu tiến bộ của nhân loại.

Trước thực trạng đạo đức lối sống của thế hệ trẻ đang bị xuống cấp, nhà trường xảy ra nhiều bạo lực, thì có những nhà sư phạm khả kính khẩn thiết kêu gọi: Quy tắc tiên học lễ phải là quy tắc vàng trong nội dung giáo dục của bất cứ nhà trường nào”, PGS.TS Đặng Quốc Bảo chia sẻ.

Cùng với đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội, Sở GD&ĐT Hải Phòng, PGS.TS Đặng Quốc Bảo các chuyên gia và đại diện nhiều trường học trên cả nước cũng đã nêu ra nhiều ý kiến về tình trạng văn hóa học đường hiện nay, đồng thời đề xuất nhiều giải pháp xây dựng văn hoá học đường trong thời gian tới.

Sau khi nghe các tham luận, kết luận Tọa đàm, T.S Ngô Thị Minh - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT đánh giá cao những sáng kiến, đóng góp của các chuyên gia, đại diện nhà trường về các giải pháp xây dựng mô hình văn hóa ứng xử trong trường học.

Thứ trưởng mong muốn, với những giải pháp, kiến nghị được nêu ra trong Tọa đàm, các sở, ban, ngành, nhà trường sẽ có cách nhìn nhận và áp dụng phù hợp với với thực tiễn đơn vị, từ đó, xây dựng cho đơn vị mình cũng như học sinh, sinh viên một mô hình văn hóa ứng xử phù hợp, hiệu quả, phát huy được truyền thống trọng lễ nghĩa, hiếu học của người Việt Nam.

Lê Thắm

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm