--> -->
Dòng sự kiện:

Xét xử vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi: Làm rõ nguyên nhân khiến cao tốc 34.500 tỷ xuống cấp nghiêm trọng

25/11/2021 22:22

Chia sẻ
Trả lời thẩm vấn tại tòa, đại điện cơ quan giám định cho biết, kết quả giám định là chính xác, không vu vạ cho ai và chất lượng vật liệu kém chính là nguyên nhân khiến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi bị hư hỏng nghiêm trọng.
Xét xử vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi: VEC cho rằng việc hư hỏng chỉ mang tính chất cục bộ Công trình hư hỏng nghiêm trọng, nguyên Phó Tổng Giám đốc VEC nói “giật mình” khi xem kết quả giám định

Chiều 25/11, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 36 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Tại phiên xét xử trước, trong quá trình thẩm vấn, nhiều bị cáo “băn khoăn” khi kết luận giám định cao tốc có tới 380 điểm hư hỏng nặng. Các bị cáo cho rằng quy kết này “quá nặng” vì Dự án sử dụng đã lâu trải quá trình biến đổi khí hậu, thời tiết miền Trung khắc nghiệt và lưu lượng xe quá nhiều, tải trọng lớn thì việc hỏng hóc và khách quan không tránh khỏi.

Xét xử vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi: Làm rõ nguyên nhân khiến cao tốc 34.500 tỷ xuống cấp nghiêm trọng
Các bị cáo tại phiên tòa.

Trả lời về vấn đề này, đại diện cơ quan giám định khẳng định kết quả giám định là khách quan, độc lập, đảm bảo đúng pháp luật. “Chúng tôi chọn và cách đánh giá rất chuẩn, qua hàng loạt khâu và đã có quy định trong từng khâu đánh giá”, đại diện giám định khẳng định.

Quá trình giám định, đơn vị không biết được đoạn đường được giám được nằm ở đâu, hư hỏng đoạn nào, để khách quan, đơn vị không lấy mẫu chỗ hư hỏng mà chọn ngẫu nhiên chỗ khác.

Theo vị này, một trong những nguyên nhân khiến cao tốc 34.500 tỷ xuống cấp nghiêm trọng là do chất lượng đá dăm kém. Trong quá trình giám định, phát hiện lớp cấp phối đá dăm có nhiều “tạp chất” khiến cơ quan giám định cũng phải giật mình, ác phụ gia tăng chất bám cũng không đồng đều trên các tuyến. “Vật liệu rất rời rạc, vậy chịu lực làm sao được”, đại diện cơ quan giám định nhấn mạnh.

Đại diện cơ quan giám định cũng cho rằng, ở một số đoạn đường, vật liệu bị đứt, vỡ, không có lưới chống nước. Theo ông, quy trình thi công không cho phép trộn vật liệu tự nhiên vào vật liệu thi công, phải trộn bằng bột đá nguyên khai tại mỏ.

Để khách quan trong quá trình giám định, đơn vị đã loại trừ ảnh hưởng của thời gian tác động lên mặt đường, vật liệu… Do đó, các bị cáo có thể yên tâm về tính khách quan, kết quả của công tác giám định.

Theo kết quả giám định của Phân Viện khoa học công nghệ giao thông vận tải phía Nam (Bộ Giao thông vận tải), Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi là công trình trọng điểm quốc gia, có chi phí đầu tư rất lớn (hơn 34.500 tỷ đồng), nhưng quá trình thực hiện thi công, quản lý giám sát thi công xây dựng, từ chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn giám sát và các đơn vị liên quan đã không tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng, tổ chức thi công, nghiệm thu hạng mục, nghiệm thu công trình để đưa vào khai thác sử dụng không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu thiết kế.

Quá trình thi công, nghiệm thu, các đơn vị liên quan đã không thực hiện đo cường độ mặt đường trên các lớp vật liệu hoàn thành, đo hệ số thấm của lớp bê tông nhựa tạo nhám để đánh giá chất lượng công trình sau khi thi công, dẫn đến không kiểm soát được chất lượng hạng mục công trình xây dựng.

Đặc biệt, đối với hạng mục công trình có sử dụng vật liệu đá (cấp phối đá dăm, bê tông nhựa các loại), ngày 18/5/2016, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản gửi chủ đầu tư dự án, cảnh báo về chất lượng kém đối với nguồn vật liệu đá của các mỏ đá Đà Sơn, Phước Tường, Hương Mao, Chu Lai, Hố Chuồn… Nhưng Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc (VEC), Ban Quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và các đơn vị liên quan đã bỏ qua cảnh báo, dẫn đến cả 7/7 gói thầu đều sử dụng đá tại các mỏ này làm vật liệu sản xuất các lớp cấp phối đá dăm và bê tông nhựa các loại.

Thiệt hại được xác định là giá trị các hạng mục công trình xây dựng không đảm bảo chất lượng tại các gói thầu, nhưng đã được chủ đầu tư và các đơn vị liên quan nghiệm thu, thanh toán với số tiền đặc biệt lớn là hơn 811 tỷ đồng cho các nhà thầu thi công.

Lê Thắm

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm